Cư dân mạng phản ứng mạnh sau khi VTVcab thay đổi hàng loạt kênh quốc tế_keo bóng đá
Như đã ICTnews đã đưa tin,ưdânmạngphảnứngmạnhsaukhiVTVcabthayđổihàngloạtkênhquốctếkeo bóng đá mấy ngày nay khách hàng của hệ thống truyền hình cáp VTVcab đang rất ngỡ ngàng và bức xúc khi hàng chục kênh truyền hình nước ngoài thân thuộc "bốc hơi", thay thế vào đó là nhóm kênh truyền hình nước ngoài mới chưa rõ tên tuổi.
Thực tế như đã có thông báo trên một số kênh thông tin như website hay fanpage, VTVcab đã đồng loạt phát sóng hàng chục kênh truyền hình nước ngoài mới từ 0h ngày 1/4/2018. Theo đó trên hệ thống cáp analog của VTVcab có 12 kênh truyền hình nước ngoài mới, còn trên hệ thống truyền hình HD có gần 20 kênh mới.
Trong số này, nhóm phim có các kênh: BOX Movie 1, Hollywood Classics, FOX; nhóm kênh giải trí có các kênh: FashiON, KIX, Blue Ant Extreme, Blue Ant Entertainment, Woman, Dr Fit; nhóm kênh khoa học, khám phá có các kênh Planet Earth, History; nhóm kênh thiếu nhi có Baby TV, Cartoon Kids, Happy Kids.
Tuy nhiên song song với đó, cũng từ 0h ngày 1/4/2018, 22 kênh nước ngoài đang phát sóng trên VTVcab và NextTV lâu nay đã không còn. Trong đó có nhiều kênh rất quen thuộc với khán giả Việt Nam như: HBO, Cinemax, RED by HBO, AXN, WarnerTV, Discovery, Animal Planet, Discovery Asia, FOX Sports, Cartoon Network, Disney Channel, CNN, BBC News.
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 2/4, ông Bùi Huy Năm, Tổng giám đốc VTVcab chia sẻ lý do mua gói kênh quốc tế mới là để người xem có những nội dung mới mẻ hơn, đồng thời chi phí bản quyền gói kênh mới thấp hơn và có khả năng triển khai trên nhiều nền tảng.
Ông Năm chia sẻ nhiều khách hàng sau khi được nhân viên tổng đài giải thích, thuyết phục hãy dành thời gian khoảng một tuần để xem và cảm nhận chất lượng nội dung kênh mới, hầu hết đã hài lòng và an tâm sử dụng dịch vụ. Ông Năm cũng cho hay, cho đến thời điểm cuối ngày 2/4/2018, chưa có một khách hàng nào của VTVcab yêu cầu chấm dứt hợp đồng vì lý do VTVcab thay đổi kênh.
Tuy nhiên thực tế phong trào cùng nhau hủy dịch vụ VTVcab vẫn đang có xu hướng lan rộng khó kiểm soát trên mạng xã hội. Phong trào này được một số người gọi là "#DeleteVTVcab", gần giống như phong trào #DeleteFacebook trước đó khi người dùng có ý định bỏ Facebook.