Quy trình tiếp quản quyền lực phi truyền thống của ông Trump_tỷ số dusseldorf

Ngay sau khi đắc cử tổng thống Mỹ,ìnhtiếpquảnquyềnlựcphitruyềnthốngcủaôtỷ số dusseldorf ông Donald Trump đã gấp rút tiến hành các bước bổ nhiệm nội các, xây dựng chính sách để có thể nhanh chóng thực thi các cam kết tranh cử của mình. Tuy nhiên, quá trình tiếp quản quyền lực của ông gây nhiều chú ý vì được thực hiện rất khác so với các đời tổng thống trước đó.

Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ hợp tác tối đa để quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ và trong hòa bình. Thông thường, quá trình đó sẽ do Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) phụ trách, nhằm đảm bảo bộ máy với hơn 2,2 triệu công chức liên bang vẫn vận hành trơn tru trong thời kỳ chuyển tiếp.

GSA là cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan liên bang, có nhiệm vụ ký những thủ tục giấy tờ chính thức sau khi có tổng thống đắc cử, để chuyển hàng triệu USD, trao quyền tiếp cận cho các quan chức chính phủ, chuyển giao các văn phòng và thiết bị cho nhóm chiến thắng. Động thái này giống như tuyên bố chính thức từ chính phủ liên bang về tân tổng thống.

Theo quy trình được quy định trong Đạo luật Chuyển giao Tổng thống, Giám đốc GSA sẽ gửi thư cho Tổng thống đắc cử, thông báo bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực. Nhóm tiếp nhận của Tổng thống đắc cử kể từ thời điểm đó sẽ được hưởng nhiều đặc quyền về tài chính và an ninh để tiếp cận ngân sách liên bang cũng như tới các công sở liên bang để làm quen với quá trình chuyển giao quyền lực.

Nhưng Tổng thống đắc cử Trump đã bỏ qua những quy tắc này. Ông tới nay chưa nộp cam kết tuân thủ quy tắc đạo đức cho GSA để cơ quan này gửi thư thông báo. Các nhân viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông cũng không đến cơ quan công quyền liên bang để tiếp quản ngân sách, tài liệu.

Kể từ khi đắc cử, ông Trump hầu như chỉ ở dinh thự Mar-a-Lago tại Florida, đưa ra quyết định về nhân sự nội các và thông báo trên mạng xã hội. Khi điện đàm với các lãnh đạo trên thế giới, ông Trump dùng điện thoại riêng, không sử dụng kênh bảo mật hay phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Các cố vấn và người thân cận của ông Trump đã thừa nhận đây là quá trình "tiếp quản quyền lực thù địch", nhằm tránh phụ thuộc vào những quy trình và cơ quan mà ông cho là cũ kỹ, cồng kềnh và bị chính trị hóa.

"Người dân đã chọn đưa ông Trump trở lại Nhà Trắng", Mike Davis, chủ tịch Article III Project, tổ chức phi lợi nhuận bênh vực Trump khi ông bị truy tố, nói với Washington Post. "Ông Trump không nên tin vào những cơ quan tình báo và hành pháp đã bị vũ khí hóa, chính trị hóa và cản trở ông trong nhiệm kỳ đầu".

Tổng thống đắc cử Donald Trump phát biểu tại hội nghị của đảng Cộng hòa tại Hạ viện ở Washington ngày 13/11. Ảnh: AP