您现在的位置是:Betway > Cúp C2
Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư_nhận định trận bayern munich
Betway2025-01-10 09:29:50【Cúp C2】4人已围观
简介Tin thể thao 24H Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư_nhận định trận bayern munich
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Theầnmởrộngphạmviphòngchốngthamnhũngtrongkhuvựctưnhận định trận bayern municho chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 13/6 để thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 4. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến một lần nữa trước khi thông qua vào Kỳ họp thứ 6.
Đây là vấn đề tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội và nhận được sự quan tâm, kỳ vọng lớn của nhân dân, là dự án Luật khó, có nhiều chính sách mới, qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh
Thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đa số ý kiến tán thành với việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước vì cho rằng, trên thực tế, tình hình tham nhũng khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, cản trở hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng khu vực nhà nước.
Đồng thời, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực này cũng nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2017 của Bộ Chính trị là “từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước”.
Các đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên), Bế Minh Đức (Cao Bằng), Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật ra khu vực ngoài nhà nước là cần thiết, phù hợp xu thế quốc tế cũng như yêu cầu phòng, chống tham nhũng đặt ra trong tình hình hiện nay; đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự, hình sự hóa các hành vi tham ô tài sản, hối lộ, nhận hối lộ... đối với người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; đồng thời phù hợp với các công ước Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên.
“Việc lành mạnh hóa nhóm chủ thể này còn giúp phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công,” đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) nhìn nhận.
Ông đề nghị cùng với việc mở rộng sang khu vực ngoài nhà nước, cần đánh giá tác động, tính khả thi, đồng thời các quy định chặt chẽ, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, vừa không gây khó khăn đến hoạt động của các chủ thể này.
Nêu ra các lý do tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự luật ra khu vực tư, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích, thực tiễn hiện nay cho thấy, tham nhũng trong khu vực tư diễn ra nghiêm trọng, phức tạp và làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2010-2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển thực hiện cho thấy, tham nhũng là một trong 5 yếu tố ảnh hưởng nhất đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Để được tiếp cận nhanh nguồn vốn tín dụng, một số doanh nghiệp đã trích phần trăm "lại quả" cho cán bộ tín dụng, thường dưới 5% giá trị hợp đồng.
“Tham nhũng trong khu vực tư không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực công. Trong một số trường hợp, khu vực tư chính là nơi rửa tiền, sân sau của những hành vi tham nhũng trong khu vực công. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng sẽ không hiệu quả nếu bỏ qua khu vực công,” đại biểu Mai Thị Phương Hoa nói.
Đại biểu cũng cho rằng tham nhũng trong khu vực tư ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đến người tiêu dùng sản phẩm và làm do dự các nhà đầu tư nước ngoài, bởi, các nhà đầu tư nước ngoài không thể dự đoán được trước những chi phí không chính thức có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh, gián tiếp làm chậm sự phát triển của nền kinh tế.
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đề nghị thận trọng trong việc mở rộng phạm vi điều chỉnh dự luật bởi phòng, chống tham nhũng trong khu vực công hiện còn chưa làm tốt sẽ khó có nguồn lực, công sức để thực hiện ở khu vực tư.
“Dự luật chỉ bước đầu mở rộng phạm vi ở khu vực tư, giới hạn ở các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng bởi huy động vốn của nhân dân nên cần có sự kiểm soát chứ không phải cả khu vực tư. Nếu nói không rõ, doanh nghiệp, nhân dân và cử tri thấy rằng mình đang đánh lạc hướng, trong khi khu vực công là khu vực cần phải phòng, chống tham nhũng một cách triệt để và hữu hiệu,” đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) tranh luận.
Nhiều quy định chưa khả thi
Mặc dù đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực tư đối với hai nhóm chủ thể là các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội thường xuyên huy động khoản đóng góp của nhân dân vào hoạt động từ thiện, song, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đề nghị chỉ nên áp dụng bắt buộc một số chế định, như, công khai minh bạch hoạt động, trách nhiệm của người đứng đầu mà không áp dụng toàn bộ các chế định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, để quy định này có tính khả thi cao, đại biểu lưu ý việc mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực tư phải không làm phân tán nguồn lực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng trong khu vực công đã và đang được thực hiện hiệu quả.
Hay nói cách khác, phòng chống tham nhũng trong khu vực công vẫn là chủ đạo. Cần tránh nguy cơ chuyển định hướng của cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng từ khu vực công sang khu vực tư, bởi, phòng chống tham nhũng trong khu vực công còn khó khăn, phức tạp nên cơ quan này ưu tiên phòng chống tham nhũng trong khu vực tư hơn.
Cũng nhất trí phương án mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật sang khu vực tư, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, qua theo dõi các vụ án tham nhũng trong thời gian qua cho thấy, tham nhũng đã không chỉ xuất hiện trong khu vực nhà nước. Các hiện tượng "sân sau," "gửi giá," "lại quả" xuất hiện ngày càng nhiều tại các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đồng tình với cách đặt vấn đề của cơ quan soạn thảo là đã đến lúc cần mở rộng phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư và bước đầu chỉ áp dụng với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội. Tuy nhiên có những quy định của dự thảo cho thấy còn chưa khả thi.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, dự thảo dành nhiều điều luật để quy định cụ thể những việc mà cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức phải làm hoặc không được làm.
Tuy nhiên, đối với khu vực tư, dự thảo lại giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp tự căn cứ vào quy định phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước để ban hành quy định áp dụng cho doanh nghiệp.
"Điều này sẽ rất khó cho doanh nghiệp, bởi ngay trong quá trình thi hành Luật còn chưa có phân định quy định nào chỉ áp dụng cho khu vực công, quy định nào áp dụng cho cả khu vực công và tư. Liệu các doanh nghiệp có phải định kỳ tổ chức họp báo để thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng? Bên cạnh đó, quy định như vậy chưa phù hợp với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là: cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; cá nhân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm," đại biểu Thủy phân tích.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cùng với việc giao cho các doanh nghiệp tự quy định về phòng, chống tham nhũng, dự thảo giao trách nhiệm cho cơ quan thanh tra các cấp tiến hành thanh tra doanh nghiệp.
Căn cứ thanh tra lại dựa trên chính những quy định do doanh nghiệp tự ban hành, điều này sẽ mâu thuẫn với Điều 3 của Luật Thanh tra, đó là, căn cứ để thanh tra là các quy định của pháp luật.
"Mặc khác thực tiễn áp dụng luật sẽ rất khó khăn khi cơ quan thanh tra cũng không biết dựa vào đâu để kết luận quy định của doanh nghiệp ban hành là phù hợp hay không phù hợp với công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời với các quy định không chặt chẽ như trong dự thảo, không chỉ ra được các nghĩa vụ cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhũng nhiễu doanh nghiệp, điều mà hàng ngày, hàng giờ Chính phủ đang phải tháo gỡ cho doanh nghiệp hiện nay," đại biểu Thủy đưa ý kiến.
Về kê khai tài sản, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, dự thảo Luật quy định khu vực tư phải căn cứ các quy định kê khai tài sản đối với công chức để quy định kê khai tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp.
Theo đó, những người này phải kê khai tài sản của cả vợ, chồng và con chưa thành niên. Khi có tài sản, thu nhập phát sinh trên 300 triệu đồng trở lên phải kê khai bổ sung và giải trình nguồn gốc tài sản như áp dụng đối với công chức.
Đại biểu cho rằng đây là hai diện chủ thể khác nhau, một bên là công chức là những người được giao sử dụng quyền lực công, quản lý nguồn lực công; một bên là các doanh nhân, nhà kinh doanh trong khu vực tư nhưng lại được ứng xử như nhau, đều phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài sản và giải trình tài sản.
Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần đánh giá lại tác động của quy định này, nhất là tác động đến các chủ trương của Đảng, Nhà nước về khuyến khích khởi nghiệp, phát triên doanh nghiệp.
Mặt khác theo dự thảo sẽ có 1.800 công ty đại chúng, 128 tổ chức tín dụng ngoài nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Trong đó có rất nhiều công ty đại chúng có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, 57 ngân hàng và chi nhánh 100% vốn nước ngoài.
"Vậy vấn đề đặt ra là các nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu kê khai không trung thực, liệu doanh nghiệp có phải ra nước ngoài để xác minh tài sản của họ hay không, kinh phí ở đâu để chi trả hay lại hoạch toán vào kinh phí của doanh nghiệp? Việc xác minh tài sản của vợ con họ ở nước ngoài liệu có được pháp luật của quốc gia đó cho phép hay không?... đều chưa được dự thảo làm rõ?", đại biểu đặt ra nhiều câu hỏi, đồng thời đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá lại những vấn đề này trong dự thảo luật.
Về kiểm soát tài sản, đại biểu Thủy cho rằng, quy định về kiểm soát tài sản được thể hiện tại Chương 3 của dự thảo với 5 nội dung, trong đó có nội dung xử lý tài sản kê khai không trung thực, tài sản không giải trình được nguồn gốc với mức thu 45%.
Với khu vực tư, Điều 99 của dự thảo giao trách nhiệm các doanh nghiệp tự căn cứ các quy định này để ban hành các quy định kiểm soát tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp.
"Cử tri khối doanh nghiệp bày tỏ sự băn khoăn với các quy định này và cho rằng ở khu vực tư nhân, người quản lý doanh nghiệp không phải là công chức nhà nước, họ là những nhà kinh doanh, nếu họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, họ không có hành vi tội phạm, nguồn vốn được quản lý, sử dụng hiệu quả; nhưng chỉ vì họ không kê khai tài sản, không giải trình được nguồn gốc mà bị thu 45% tài sản thì không phù hợp, không phải cách làm của các nước trên thế giới", đại biểu nói./.
TheoTTXVN
很赞哦!(4284)
相关文章
- Ca sĩ bị bắn tử vong trong khi livestream trên mạng
- Bộ trưởng cảm ơn bộ đội giúp sĩ tử tránh lụt
- Căn hộ 500 tỷ đẹp như mơ của nữ diễn viên 'Mamma Mia' Meryl Streep
- Sao Việt ngày 15/08: Hoa hậu Thùy Dung khẳng định chưa bao giờ dao kéo
- Phát hiện 51 căn nhà tiền chế, nhà tạm xây “lụi” ở vùng ven TP.HCM
- Châu Tấn: 4 năm cưới, 2 năm ly thân, chuẩn bị ra tòa
- Sao Việt 26/8: Nghệ sĩ Lê Bình, Mai Phương cười tươi bên nhau vượt qua bệnh tật
- Asia Argento bị cáo buộc tấn công tình dục sao nam 17 tuổi
- Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng
- Sinh viên ra trường chật vật trả nợ ngân hàng
热门文章
站长推荐
"Tự do" từ góc nhìn của Osho
MBA cho học viên ngoài ngành kinh tế
Xế 'khủng' trẻ xinh làm xe ôm miễn phí
Trường Giang
Ngày này năm xưa: Án tử gây tranh cãi cho Saddam Hussein
Những cuộc thi người đẹp Việt đăng quang bị gắn mác 'hoa hậu ao làng'
Bài luận 'án tử hình' đặc biệt của nữ sinh 15 tuổi
Ảnh cưới lãng mạn của Hoa hậu Đặng Thu Thảo với chồng hơn 6 tuổi