Góp ý dự luật Giáo dục sửa đổi tại phiên họp UB Thường vụ QH sáng nay,ầygiáodâmôhọcsinhngoàigiờdạythìxửlýthếnàcentral coast đấu với newcastle jets 12/3, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải quan tâm quy định liên quan đến nhà giáo, trong đó có nêu vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của nhà giáo, chính sách đối với nhà giáo…
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải |
"Theo dư luận thời gian qua, các hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo xuất hiện tuy không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tác động lên đối tượng vị thành niên", bà Hải nêu.
Trưởng ban Dân nguyện, tất cả các quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm… của nhà giáo đều là quy định trong giờ học, đối với giờ chính khoá. Trong khi thực tế sự việc xảy ra vào giờ dạy thêm, sau khi thầy giáo uống rượu.
"Nếu nói thẳng ra thì đó là đang đi dạy thêm, luật cũng không có quy định cấm dạy thêm, chỉ quy định không ép buộc học sinh đi học thêm để thu tiền. Trong các quyền của nhà giáo cũng không nói có quyền đi dạy thêm hay không?", bà Hải chỉ ra kẽ hở.
Theo bà, đây là vấn đề bỏ ngỏ và đặt vấn đề trong các giờ dạy thêm thì ai quản lý giáo viên, chẳng hạn: "Thầy dâm ô học sinh tại lớp học thêm hoặc tại nhà học sinh khi dạy gia sư thì thế nào?".
Cần có điều luật cấm giáo viên xâm hại học sinh
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cũng bày tỏ quan tâm đến vấn đề bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục. Đặc biệt thời gian gần đây nổi lên một số vụ dù chỉ là cá biệt, nhưng dư luận rất quan tâm.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga |
"Học sinh bị giáo viên xâm hại tuy là cá biệt nhưng cả xã hội quan tâm vì xưa nay nghề giáo được người dân tôn trọng. Xã hội phức tạp, một vài người lệch chuẩn mực, vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng cũng tác động đến tâm lý của xã hội", Chủ nhiệm UB Tư pháp mong muốn đưa vấn đề này vào dự luật Giáo dục sửa đổi.
Bà Nga cũng đề nghị, Chương 6 về nhà trường gia đình và xã hội nên cân nhắc đưa thêm điều phù hợp với luật trẻ em, xác định trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, xã hội trong việc bảo vệ người học.
Liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo và các hành vi nhà giáo không được làm, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng dự luật không có điều cấm chung mà chỉ có điều 21 là cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục.
Chương nhà giáo có Điều 72 có các hành vi nhà giáo không được làm; Điều 67 có các tiêu chuẩn nhà giáo quy định các phẩm chất của nhà giáo gồm tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp, có phong cách, tự trọng, được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo sức khoẻ.
"Chúng tôi rất mong muốn nếu có thể được thì đề xuất thêm chuẩn mực đạo đức nhà giáo vì chuẩn mực đạo đức của ngành rất quan trọng. Ví dụ như ngành y thì có y đức. Tôi không rõ ngành giáo dục đã ban hành quy chuẩn về chuẩn mực xử sự chưa.
Nếu chưa thì đưa vào điều 67. Tiêu chuẩn giáo viên đáp ứng chuẩn mực trong bộ quy tắc ứng xử do Bộ GD&ĐT quy định để giáo viên thực hiện, tránh những trường hợp đã xảy ra như thời gian vừa qua", Chủ nhiệm UB Tư pháp nói.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cho rằng vấn đề đạo đức giáo viên đang được xã hội quan tâm, ban soạn thảo cần điều chỉnh trong dự luật.
Thu Hằng
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.