Tại Nhật Bản,ườngtiểuhọcNhậtBảnchodêconnhậphọtỷ số bóng do tỷ lệ sinh giảm và nhiều người dân di cư tới các thành phố lớn, nhiều trường tiểu học ở vùng nông thôn quốc gia này gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Trường tiểu học Isa (tỉnh Kagoshima) là một ví dụ điển hình. Hiện tại, trường chỉ có 8 học sinh theo học ở sáu khối lớp. Học kỳ mùa xuân vừa qua, trường không có thêm học sinh mới nào.
Nhằm giúp các em hào hứng hơn cũng như tạo thêm không khí sôi động cho khuôn viên, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định “đặc cách” cho một chú dê con làm “học sinh mới”.
Đó là món quà của một phụ huynh tặng cho trường. Chú dê chào đời vào cuối năm 2023, đến nay, đã được bốn tháng tuổi. Thầy hiệu trưởng đã đặt tên cho “bạn học mới” là Minami.
Ngày 24/4, nhà trường tổ chức lễ chào đón cho Minami với sự tham dự của học sinh, phụ huynh và người dân địa phương. Kênh NHK World-Japan đã ghi lại sự kiện đặc biệt này. Đích thân vị phụ huynh đến trao chú dê cho thầy hiệu trưởng. Các bạn học sinh hò reo hân hoan, hát bài hát truyền thống, tặng cỏ khô cho Minami và chú dê thỉnh thoảng kêu be be đáp lại.
Thầy hiệu trưởng đã giả giọng tiếng dê và một giáo viên khác đóng vai phiên dịch viên để chào mừng chú dê đã chính thức trở thành thành viên đặc biệt của trường.
Các em học sinh bày tỏ sự phấn khích khi chào đón “bạn học mới”: “Cháu rất thích Minami. Cháu sẽ rủ bạn nô đùa và đi dạo cùng bạn”, “Cháu rất vui, cảm giác như gia đình vừa đón thêm một thành viên mới”.
Hiện video trên đã gây sốt trên nhiều trang mạng xã hội. Nhiều người thích thú và bảy tỏ sự đồng thuận với cách làm của nhà trường: “Đối diện với khó khăn thiếu học sinh, việc đưa động vật vào trường để các em có thêm bạn là một ý tưởng rất hay. Nhà trường có thể thêm một số động vật khác như chó, vịt, gà và mèo con chẳng hạn”.
Có người dùng còn để lại bình luận hài hước: “Thầy hiệu trưởng đã hỏi chú dê ước mơ sau này sẽ làm nghề gì chưa ạ?”.
Sách giáo khoa Mỹ, Nhật Bản do Bộ Giáo dục hay tư nhân biên soạn?Việc phát hành và định giá sách giáo khoa (SGK) khác nhau đáng kể dựa trên hệ thống giáo dục, chính sách và khuôn khổ tài chính của mỗi quốc gia.