Đại biểu Quốc hội tán thành bỏ quy hoạch hành nghề công chứng_nhận định real salt lake
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Sáng 1/6,ĐạibiểuQuốchộitánthànhbỏquyhoạchhànhnghềcôngchứnhận định real salt lake các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
Các ý kiến cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến quy hoạch tại các luật để bảo đảm sự thống nhất với Luật Quy hoạch, đảm bảo hiệu lực thi hành của Luật vào 1/1/2019.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan hữu quan rà soát kỹ lưỡng các luật liên quan đến Luật Quy hoạch để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào Kỳ họp thứ 6 tới đây.
Bỏ quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng là đúng đắn
Một trong những vấn đề nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại phiên họp, đó là việc bỏ quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng quy định trong Luật Công chứng. Các ý kiến cho rằng chúng ta đang xây dựng một Chính phủ kiến tạo và một trong các tiêu chí là minh bạch, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động đầu tư kinh doanh, việc bỏ quy hoạch sản phẩm là chủ trương đúng, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và phù hợp với Luật Quy hoạch.
Đại biểu Đặng Thế Vinh (Hậu Giang) nhận định, bỏ quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các văn phòng công chứng, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Không nên lo ngại việc bỏ quy hoạch thì các văn phòng công chứng sẽ thành lập tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh vì công chứng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Luật Đầu tư.
Luật Công chứng cũng đã quy định chặt chẽ về điều kiện hành nghề công chứng viên, điều kiện thành lập và hoạt động của văn phòng công chứng. Nếu cạnh tranh không lành mạnh sẽ xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) nhìn nhận, dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng theo hướng bỏ quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng là phù hợp với Luật Quy hoạch, bởi, quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng không có trong danh mục kèm theo Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, công chứng là ngành nghề đặc thù, cần được quy định chặt chẽ, cần bảo đảm chất lượng khi cho phép thành lập văn phòng công chứng.
Theo đại biểu Hoa, Luật Công chứng hiện hành đã có một số quy định về thành lập văn phòng công chứng, tuy nhiên chưa đủ để tăng cường chất lượng khi cho phép thành lập văn phòng công chứng trong bối cảnh bỏ quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Những quy định này được quy định trong Luật Công chứng năm 2006 và Luật Công chứng sửa đổi năm 2014, quy định trong giai đoạn đầu xã hội hóa hoạt động công chứng đến nay đã không còn phù hợp.
Đại biểu đề nghị việc phát triển tổ chức công chứng trong giai đoạn hiện nay cần nâng cao chất lượng để có hệ thống công chứng chuyên nghiệp, phòng ngừa rủi ro cho người dân và doanh nghiệp.
Cũng như vậy, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng dịch vụ công chứng không như dịch vụ massage, karaoke, hậu quả và hệ quả của nó rất lớn, bỏ quy hoạch tổng thể là đúng nhưng không có nghĩa là bỏ quy hoạch trên các tỉnh, thành, kể cả ở vùng sâu, vùng xa.
“Công chứng ở vùng sâu, vùng xa Nhà nước phải có trách nhiệm. Chính phủ tới đây khi sửa đổi Luật Công chứng đề nghị phải làm chặt chẽ hơn, tránh những hệ lụy sau này không giải quyết được,” đại biểu Nghĩa nói.
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng “nhà nước có trách nhiệm phát triển phòng công chứng ở vùng khó khăn, không có khả năng đầu tư, để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, do vậy không quản lý bằng quy hoạch mà quản lý bằng kế hoạch”.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Quý (Hưng Yên) lại không đồng tình với ý kiến về việc thành lập văn phòng công chứng ở các vùng sâu, vùng xa. Đại biểu lý giải, chúng ta đang thực hiện cải cách bộ máy, thu gọn đầu mối, lập thêm phòng công chứng nhà nước là nhà nước phải chi ngân sách. Ở những vùng kinh tế khó khăn, nhu cầu công chứng rất ít. Công chứng xuất phát từ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, nếu nhu cầu không có sẽ lãng phí rất lớn.
Băn khoăn về quy hoạch xây dựng
Nhất trí với tờ trình của Chính phủ và dự thảo luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng dự luật đã làm rõ được các loại quy hoạch, bỏ yêu cầu căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khi lập quy hoạch, thay bằng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng hay quy hoạch tỉnh tương ứng. Đồng thời, chỉnh sửa, bổ sung các căn cứ về điều chỉnh quy hoạch, cung cấp thông tin, lấy ý kiến công khai quy hoạch hoặc bãi bỏ quy định trái với Luật Quy hoạch.
Quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc quy hoạch xây dựng đã được quy định trong Luật Quy hoạch và thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia. Trong khi quy hoạch xây dựng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành thuộc phụ lục 2 của Luật Quy hoạch, do đó việc sửa đổi, bổ sung như dự thảo là phù hợp.
Đại biểu Đặng Thế Vinh thống nhất nguyên tắc việc rà soát các quy hoạch để sửa đổi, bổ sung phải lấy Luật Quy hoạch làm chuẩn. Mỗi loại quy hoạch có nhiệm vụ riêng, ở các cấp độ khác nhau, như quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, do đó, cần xác định nhiệm vụ nội dung của quy hoạch xây dựng là để không có sự chồng chéo, trùng lắp với các quy hoạch khác.
Đại biểu đề nghị làm rõ phạm vi, nội dung, đối tượng của quy hoạch xây dựng, xác định lại khái niệm quy hoạch xây dựng tại khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng để thu hẹp nội dung của quy hoạch xây dựng với tính chất là quy hoạch chuyên ngành. Chỉ khi làm rõ phạm vi, nội dung, đối tượng của quy hoạch xây dựng mới xác định được mối quan hệ giữa quy hoạch xây dựng với quy hoạch ngành, quốc gia, quy hoạch tỉnh.
Theo nhìn nhận của đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), quy hoạch xây dựng là một trong 38 loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tuy nhiên, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng quy định quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là 2 quy hoạch thuộc quy hoạch xây dựng, điều đó là trái với Luật Quy hoạch.
Đại biểu đề nghị bỏ toàn bộ nội dung quy hoạch xây dựng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung cho từng khu chức năng trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng để tránh trùng lặp, quy hoạch chồng lấn quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Nói về điều chỉnh quy hoạch, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động quy hoạch là đảm bảo sự ổn định, tránh gây xáo trộn cho doanh nghiệp và người dân, đây cũng là một trong những mục tiêu được đề ra khi ban hành Luật Quy hoạch.
So với Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị quy định thêm hình thức điều chỉnh cục bộ với thủ tục giản đơn hơn. Tuy nhiên, trường hợp áp dụng phạm vi và mức độ điều chỉnh theo hình thức này lại không được quy hoạch cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng hình thức điều chỉnh này, dẫn đến việc điều chỉnh tùy tiện, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không đảm bảo nguyên tắc chung của Luật Quy hoạch.
"Chúng ta cũng thấy thời gian qua tình trạng điều chỉnh quy hoạch xảy ra rất nhiều, phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội. Điển hình là việc điều chỉnh xây dựng các chung cư cao tầng trong nội đô, cho phép điều chỉnh chức năng công ích của nhiều diện tích đất trong quy hoạch dành cho giáo dục, y tế… làm biến dạng quy hoạch, phá vỡ kết cấu hạ tầng, ví dụ điển hình là khu Linh Đàm," đại biểu Nguyễn Lâm Thành dẫn giải và đề nghị cần có quy định để làm rõ vấn đề này trong dự thảo Luật./.
TheoTTXVN