Nên tồn tại nhiều hình thức chọn hiệu trưởng_tỷ số hôm nay
- GSTrần Hồng Quân,êntồntạinhiềuhìnhthứcchọnhiệutrưởtỷ số hôm nay Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên Bộtrưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ quan điểm về cách tuyển hiệu trưởng cơ sở giáodục đại học.
Về việc thí điểm tổ chức thi tuyển vị trí hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội mà Bộ Tư pháp vừa tổ chức, ông Quân cho biết:
- Tôi hoan nghênh cách tổ chức thi tuyển hiệu trưởng. Cách làm này có những ưu điểm so với những cách làm trước đây, vì có thể chọn được người thích hợp từ trong trường và cả bên ngoài. Vấn đề chỉ ở chỗ các tiêu chí, cách thực hiện tuyển chọn.
Ông có thể so sánh cách làm này với cách cách làm cũ như chỉ định, hay bầu chọn?
-Khi còn Bộ Đại học, việc bổ nhiệm hiệu trưởng được thực hiện theo 3hình thức. Thứ nhất là Bộ trưởng có quyền chỉ định. Thứ hai là Bộ trưởngthăm dò ý kiến quần chúng và chỉ định. Thứ ba là bầu cử trực tiếp.
Hìnhthức bầu cử trực tiếp tỏ ra rất tốt, ưu điểm của cách này là thực hiệndân chủ trực tiếp. Với hình thức này, quần chúng chọn ra được ngườithích hợp với nhà trường. Từng người nhận thức được vai trò làm chủ củamình, chọn mặt gửi vàng, phát huy ý thức vì công việc chung.
Nếu tạo điều kiện cho quần chúng biết rõ về ứng viên bên ngoài thì có thể tổ chức bầu cử trực tiếp cũng tốt.
Có thể áp dụng cùng lúc nhiều cách tuyển chọn người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học không, thưa ông?
- Tôi cho rằng nên tồn tại song song nhiều hình thức khác nhau để phù hợp từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong thời gian ông làm Bộ trưởng, hình thức lựa chọn hiệu trưởng nào được áp dụng nhiều?
- Khi đó, hiệu trưởng được bầu trực tiếp nhiều. Bộ Đại học và GDCN chỉ tạm thời dùng quyền chỉ định trong những trường hợp nội bộ trường có vấn đề như mất đoàn kết chẳng hạn.
Rấtnhiều trường lớn cả ba miền đều áp dùng hình thức bầu hiệu trưởng vàtrải qua một số nhiệm kỳ bầu cử như vậy. Sau này vì một số lý do mớikhông bầu trực tiếp nữa.
Câu chuyện ta đang nói là chỉ đối với các trường công lập.
Theo ông, có cần quy định Hiệu trưởng trường ĐH phải là Đảng viên?
- Theo tôi, không nên quy định hiệu trưởng nhấtthiết phải là đảng viên. Quan trọng là phải có đủ phẩm chất và năng lựcthích hợp đảm nhiệm trọng trách hiệu trưởng.
Theo ông có phải có ý kiến của Cấp uỷ Đảng không?
- Theo cách bổ nhiệm thì phải có, vì đó là quy định của Đảng, không khác được, phải có ý kiến của Cấp uỷ . Còn với cách thi tuyển hoặc bầu cử trực tiếp thì phải có ý kiến cấp uỷ khi duyệt danh sách ưng viên. Danh sách ứng viên không nên chỉ một người.
Bộ chủ quản và cấp ủy thống nhất danh sách ứngviên rồi trao quyền cho hội đồng tổ chức thi tuyển hoặc để tập thể nhàtrường bầu cử trực tiếp. Khi đó thi sòng phẳng, bầu dân chủ thật sự.
Tronglĩnh vực giáo dục đại học, Nhà nước và xã hội đang thúc đẩy khái niệm"tự chủ". Theo ông thì ở lĩnh vực nhân sự, cụ thể là chọn người đứng đầuthì các cơ sở giáo dục đại học phải có quyền tự chủ không?Tại sao?
-Vai trò của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học hết sức quan trọng.Không có đơn vị tiên tiến nào mà lãnh đạo lại kém. Vai trò của ngườilãnh đạo chiếm tỉ trọng khá lớn trong sự thành công của đơn vị mình phụtrách.
Khi mà các trường thực sự tự chủ như các đề ánChính phủ đã phê duyệt, thì sự tự chủ của các trường tương đối cao,trong đó sự tự chủ về nhân lực và nhân sự là không thể thiếu.
Ngoàihình thức thi tuyển như Bộ Tư pháp đã thí điểm, ông thấy có nên khôiphục cách tuyển hiệu trưởng qua bầu phiếu như trước đây?
-Dân chủ trực tiếp có tác dụng cả từ hai phía. Như tôi đã nói, cán bộgiảng viên quan tâm nhà trường hơn, không thờ ơ như trước. Khi cầm láphiếu họ sẽ có trách nhiệm hơn.
Ngoài ra, các làm này còn có một tác dụng khác là ứng viên, những người nằm trong diện ứng viên, có thể sẽ quan tâm hơn đến việc phấn đấu nâng cao năng lực, phẩm chất của họ để được quần chúng đánh giá chứ không phải chỉ quan tâm để được lọt vào mắt xanh của cấp trên .Đó cũng là mặt tốt.
Nếucó thể, nên áp dụng ưu điểm của cả hai hình thức thi tuyển và bầu trựctiếp. Bầu trực tiếp cũng có thể có ứng viên từ bên ngoài. Khi đó, vớinhững ứng viên từ bên ngoài, cần phải giới thiệu đầy đủ về họ với toàn thể nhà trường, nếu không sẽ khó.
Xin cảm ơn ông.
- Ngân Anh(Thực hiện)