Mua linh kiện tự lắp ráp PC – Dễ mà khó_bảng xếp hạng của bồ đào nha
Chưa chắc đã rẻ hơn
Ông Lã Xuân Thắng,ệntựlắprápPC–Dễmàkhóbảng xếp hạng của bồ đào nha Phó giám đốc Siêu thị Máy tính Đăng Khoa cho biết, máy tính bộ lắp ráp trong nước bán khá tốt do lợi thế về giá cả: “So với các sản phẩm máy tính thương hiệu nước ngoài, máy tính bộ có mức giá rẻ hơn đến 40%”. Tuy nhiên, cấu hình của loại máy tính bộ này khá hạn chế.
Dù vậy, doanh nghiệp cũng cố gắng đảm bảo chất lượng của máy, tính ổn định và dùng linh kiện của những thương hiệu nổi tiếng. “Sở dĩ máy tính bộ được bán với giá khá rẻ là do có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và hãng sản xuất linh kiện, đồng thời doanh nghiệp mua linh kiện với số lượng lớn để lắp ráp nên thường được chiết khấu cao”, ông Thắng nói. Thực chất, các nhà phân phối cũng muốn xây dựng máy tính bộ với thương hiệu riêng. Đó là một chiến lược kinh doanh riêng nhằm tạo dấu ấn trên thị trường.
Ông Thắng cho rằng, nếu tự đi “nhặt” từng linh kiện và lắp ráp thành một chiếc máy tính có cấu hình tương tự như bộ máy tính RP1, RP2 của Đăng Khoa, người mua sẽ phải chi nhiều tiền hơn, khoảng 700.000 - 800.000 đồng. “Do hiện nay các công ty thường có chính sách khuyến mãi, giảm trừ khoảng 500.000 đồng tiền mặt cho khách hàng mua máy bộ. Ngoài ra, mua từng linh kiện người mua sẽ không được hưởng ưu đãi về giá của nhà sản xuất như khi công ty máy tính mua nhiều linh kiện để lắp ráp”, ông Thắng lý giải.
Thế nhưng, rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ vẫn rất thích tự chọn cấu hình, tự mua linh kiện và lắp ráp thành phẩm. Chính ông Thắng cũng thừa nhận đây là cách mua hàng “chủ đạo”. Ông Thắng cho hay, nếu không kể đến các loại máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài như HP, Dell…, máy tính bộ hiện chiếm 30% lượng máy tính bán ra, còn lại 70% là các khách hàng tự mua linh kiện và lắp ráp theo cấu hình riêng.