Frederic Van Leeuw,ấtnổtựchếđángsợcủakẻkhủngbốBỉtrận đấu al-ahli saudi Trưởng công tố Bỉ phụ trách vụ án, tiết lộ với báo giới hôm 24/3 rằng, các điều tra viên đã phát hiện 15kg chất nổ tự chế tại một ngôi nhà mà 2 kẻ đánh bom sân bay Brussels từng ở. Hai vụ nổ đẫm máu này cùng một vụ đánh bom thứ ba ở ga tàu điện ngầm đã làm ít nhất 270 người bị thương và khiến 34 nạn nhân khác thiệt mạng.
Cảnh sát cũng phát hiện đinh và các nguyên liệu thô khác, được cho là dùng để chế tạo áo gilê gắn bom tại nơi cư trú của những kẻ khủng bố.
Theo ông Van Leeuw, thành phần gây nổ chính được tìm thấy là một hợp chất có tên gọi là triacetone triperoxide hay TATP - một chất bột kết tinh là cơn ác mộng đối với cả bọn khủng bố cũng như chính quyền.
Chất bột trắng không bền
TATP rất dễ chế tạo và khó phát hiện, nhưng cũng rất không bền. Trong thực tế, chỉ cần một cú đập mạnh cũng làm phát nổ TATP với sức công phá bằng khoảng 80% chất nổ TNT. Đó là lí do tại sao những tên khủng bố còn gọi nó là "Mẹ của quỷ Satan", theo trang The Future of Things.
"Kẻ đánh bom giầy" khét tiếng đã sử dụng TATP năm 2001. Những tên khủng bố tấn công London, Anh năm 2005 và 2006 cũng dùng nó. Hóa chất này cũng được phát hiện tồn tại trong các quả bom phát nổ tại Mỹ, ở Đại học Oklahoma năm 2005 và thành phố Texas năm 2006. Và gần đây nhất, nó đã được sử dụng trong các vụ tấn công khủng bố Paris vào tháng 11/2015.
"Các tổ chức khủng bố trên khắp thế giới thường sử dụng TATP và các chất nổ khác thuộc họ peroxide, vì chúng rất dễ chuẩn bị và khó phát hiện. Bạn có thể tìm thấy hai thành phần hóa học của TATP ở các sản phẩm dược mỹ phẩm hay đồ cứu thương phổ biến. Do đó, TATP có thể dễ dàng được chế tạo trong một phòng thí nghiệm dưới tầng hầm nhờ các vật liệu thông dụng. Chất nổ này cũng dễ làm bạn nổ tung trong khi bạn bào chế nó", Ehud Keinan, chuyên gia hóa học đến từ Viện Công nghệ Technion-Israel, giải thích.
Jimmie Oxley, một chuyên gia nghiên cứu thuốc nổ tại Đại học Rhode Island (Mỹ) nói thêm rằng, chế tạo TATP "dễ như nướng một cái bánh ngọt". Ông và các đồng nghiệp từng thử làm rất nhiều thứ để ngăn chặn việc tổng hợp chúng, kể cả việc cho thêm các chất hóa học nhất định vào hydrogen peroxide, nhưng không mấy thành công.
Chất nổ ác mộng
Một lí do khiến TATP khó phát hiện là nó không chứa nitơ, một thành phần then chốt trong các quả bom "phân bón" tự chế mà các máy quét an ninh hiện có thể dò tìm ra.
Sức công phá của TATP từng là câu hỏi hóc búa đối với giới khoa học kể từ khi người ta khám phá ra nó năm 1895. Không giống các vật liệu chế tạo bom dựa vào nitơ, vốn dự trữ năng lượng khi chúng được "xào xáo" thành dạng nổ, TATP có thể ra đời ở nhiệt độ phòng và không cần lửa kích nổ.
Vậy nó lấy năng lượng nổ từ đâu, nếu không phải qua đốt nóng? Mãi tới năm 2005, nhà hóa học Keinan mới phát hiện ra rằng, nổ TATP giống nổ khí ở quy mô lớn, hơn là nổ bom lửa. Khi một tinh thể chất nổ TATP bị va chạm đủ mạnh, mỗi phân tử rắn ngay lập tức vỡ vụn thành 4 phân tử khí.
Phân tử triacetone triperoxide (TATP) cấu tạo gồm oxy (đỏ), cacbon (đen) và hydro (trắng). |
"Mặc dù khí ở nhiệt độ phòng, nhưng nó có độ đậm đặc tương đương chất rắn và có số phân tử nhiều hơn gấp 4 lần. Do đó, nó sở hữu áp suất gấp 200 lần không khí xung quanh. Áp suất cực lớn này ( 1- 1,5 tấn/2,5cm2) sau đó đẩy bật ra ngoài, tạo nên lực nổ ngang với chất nổ TNT. Trong một vụ nổ TATP, các phân tử khí truyền năng lượng dịch chuyển sang môi trường xung quanh và trong quá trình đó tạo ra sóng sốc phá hủy", trích nghiên cứu về TATP của ông Keinan và các đồng nghiệp.
Chúng ta có thể phát hiện TATP cách nào?
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra các phương pháp phát hiện TATP khả thi trước khi nó có thể tiếp tục bị sử dụng để giết hại người vô tội.
ACRO Security Technologies, một công ty do chuyên gia Keinan sáng lập, đã chế tạo ra một "máy thử chất nổ peroxide" dùng một lần, có tên gọi là ACRO-P.E.T. Sản phẩm này được quảng cáo là "cung cấp câu trả lời ngay lập tức trước bất kỳ vật liệu khả nghi nào, dù chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất nổ dựa vào peroxide".
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác đang phát triển những cách thức dò tìm TATP trong khi nó đang được vận chuyển, mà không cần xét nghiệm hóa chất trực tiếp giống như thiết bị của ông Keinan. Chẳng hạn như, năm 2011, các nhà khoa học thuộc hãng Hitachi, Nhật đã tạo ra một cỗ máy hút không khí xung quanh một người và chỉ trong 2 giây có thể "ngửi" ra các lượng TATP rất nhỏ.
Một nhóm nghiên cứu Đức cũng tuyên bố năm 2015 rằng, họ đã tìm ra cách phát hiện một lượng lớn TATP đang trong quá trình vận chuyển. Họ giải thích, vì hóa chất này rất nhạy nổ, nên nó thường được hòa tan trong một chất lỏng đặc biệt trước khi được mang đi đây đó. Mùi của chất lỏng này là độc nhất vô nhị và các nhà nghiên cứu hy vọng có thể dựa vào nó để các máy quét an ninh hiện ra TATP trong tương lai.