Mới đây,ừngcướibạntriệukhimìnhcướibạnđưanghìnrồikéocảnhàđiăncỗcuocbongda chia sẻ của anh N., (tên đã được thay đổi) một người dùng Facebook, đã gây chú ý cộng đồng mạng. Câu chuyện mà người này kể đề cập tới anh T., một đồng nghiệp cùng công ty của N.
Theo như lời người kể chuyện, đồng nghiệp này có tính ky bo, tính toán trong cuộc sống hằng ngày.
Cụ thể, anh N. viết: ‘Cơm văn phòng trên 35 nghìn đồng là anh T. thà nhịn chứ không ăn. Đồ dùng bình thường như áo mưa, mũ bảo hiểm... anh ấy cũng nhặt nhạnh đâu đấy, từ mấy cái để quên trong công ty chứ không mua.
Trà đá, trà chanh thì phải bao anh ấy mới đi, không thì còn lâu vì: ‘Tốn thời gian, anh không thích xã giao lê lết’.
Nhưng đỉnh điểm là chuyện xảy ra tại đám cưới của anh N. Trong đám cưới, T. đã đưa vợ cùng con trai đến ăn uống nhiệt tình, thậm chí còn xin túi bóng mang mấy đĩa gà, tôm về. Nhưng phong bì mừng của cả gia đình chỉ có 200 nghìn đồng dù trước đó đám cưới T., anh N. đã mừng 1 triệu đồng.
Chuyện đi cả gia đình nhưng mừng cưới 200 nghìn gây tranh cãi (Ảnh chụp màn hình). |
Hành vi của người đồng nghiệp đã khiến anh N. bức xúc. ‘Tôi có nên nhắc nhở khéo anh ấy không? Nhắc thì kiểu gì hợp lý? Hay có phải tôi đang tính toán quá không?’, người này viết.
Câu chuyện trên nhận được nhiều bình luận của người dùng Facebook. Đa phần cho rằng, đồng nghiệp quá tính toán và cư xử không hợp lý. Với những người có lối sống như vậy, độc giả khuyên anh N., người chia sẻ câu chuyện trên, hạn chế giao lưu, thân thiết.
Về vấn đề này, chuyên gia của một công ty tư vấn tâm lý học cho biết, cách cư xử trong cuộc sống thường là ‘có đi mới có lại’.
Năm trước, mình được người ta mừng cưới 1 triệu đồng, năm nay mình có thể mừng lại bằng số tiền đấy để đáp lễ, thậm chí là nhiều hơn.
Tuy nhiên trong trường hợp này, có thể đã xảy ra sự nhầm lẫn. Ví dụ, anh N. nhớ nhầm số tiền được anh T. mừng nên mừng lại như vậy.
Nhưng cũng có thể do anh N. quá vô tư trong suy nghĩ nên có cách ứng xử chưa hợp lý. Nếu anh N. ấm ức, có cơ hội riêng tư giữa 2 người, anh N. có thể góp ý, trao đổi một cách thẳng thắn và tế nhị giúp đối phương hiểu ra vấn đề, từ đó có cách ứng xử hợp lý hơn trong cuộc sống.
Chuyên gia tư vấn cũng khuyên, anh N. nên suy nghĩ tích cực, không thể vì điều này mà cư xử theo kiểu ‘ăn miếng trả miếng’.
‘Bạn chia sẻ câu chuyện rộng rãi trên mạng, bạn thỏa mãn được sự bức xúc của bản thân nhưng đây không phải là cách giải quyết khôn ngoan. Bạn nên tìm cơ hội riêng tư để trao đổi một cách thẳng thắn và tế nhị, họ sẽ tâm phục khẩu phục hơn’, chuyên gia cho biết.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, cách mừng cưới tùy vào mối quan hệ, địa điểm mời cưới (nông thôn, thành phố, gia đình hay nhà hàng, khách sạn…), số người tham gia để có tiền mừng cưới hợp lý.
Người mời cưới cũng nên thông cảm cho khách tham dự ví dụ mẹ đơn thân đi ăn cưới thường dẫn theo con hoặc gia đình khách tham dự có thể khó khăn, họ chỉ có từng ấy tiền, người được mừng cũng nên vui vẻ, thông cảm.
Việc cư xử hợp lý, tế nhị sẽ khiến ngày vui trọn vẹn hơn.
Độc đáo đám cưới rước dâu bằng xe trâu ở Thanh Hóa
Trong ngày vui của mình, chú rể Trần Văn Giáp thay vì chọn ô tô để rước dâu đã quyết định trang trí chiếc xe trâu thật lộng lẫy, đón cô dâu Hoàng Thị Mi về nhà trước sự chứng kiến của đông đảo bà con hàng xóm.