Betway

Tin thể thao 24H Thay thế tấm lợp fibro xi măng: Hành trình chưa thấy đích_kết quả giải vô địch

Thay thế tấm lợp fibro xi măng: Hành trình chưa thấy đích_kết quả giải vô địch

Khi chưa có kết luận cụ thể về tác động của tấm lợp fibro xi măng tới sức khỏe con người,ếtấmlợpfibroximăngHànhtrìnhchưathấyđíkết quả giải vô địch chưa xóa bỏ được tâm lý nghi ngại của người dân về sản phẩm này và vì vậy hành trình tìm kiếm vật liệu thay thế vẫn là câu chuyện dài.

Nhiều nỗ lực tìm kiếm vật liệu thay thế fibro xi măng

Amiang là tên thương mại chung của các loại sợi khoáng gồm nhóm sợi amphibole và nhóm serpentine. Nhóm sợi amiang xanh và nâu đã bị cấm sử dụng hoàn toàn trên thế giới. Nhóm sợi amiang trắng vẫn được sử dụng trên 149 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Brazil, Ukraine, Kazakhstan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam...

Tại Việt Nam, ngành sản xuất tấm lợp amiang đã tồn tại từ 50 năm trước, đến nay đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 41 cơ sở sản xuất với công suất thiết kế hơn 106 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động.

Năm 2001, Chính phủ có Quyết định 115 có nội dung định ngừng sử dụng amiăng vào năm 2004 nhưng đến 2004 Quyết định 133 phân định rõ cấm sử dụng amiăng màu, sử dụng có kiểm soát amiăng trắng, không đầu tư mới, không mở rộng. Theo Quyết định 1469 vể quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến 2020 tầm nhìn 2030, Chính phủ xác định năm 2020 sản xuất 106 triệu m2 tấm hợp fibro-ximăng, không mở rộng nhà máy sản xuất tấm lợp loại này và tiến tới ngừng sử dụng amiăng trắng.

Chính phủ cũng đã giao Bộ KH&CN tiến hành nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng sợi thay thế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu sau gần 20 năm qua cho thấy, sản phẩm thay thế không đạt được kỳ vọng do có tuổi thọ thấp, chi phí cao, không phù hợp với môi trường khí hậu ở Việt Nam và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

{keywords}

Dây chuyền xé bao tự động trong xưởng SX tấm lợp fibro xi măng.

Theo ông Phạm Văn Miện - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bạch Đằng (Nam Định), hiện nay tại Việt Nam có hai cơ sở sản xuất tấm lợp không aimang là Tân Thuận Cường và công ty Vinavico. Nhưng thực tế sức tiêu thụ của thị trường với sản phẩm này không lớn.

Nếu đến năm 2020, Chính phủ cấm sử dụng amiăng trắng thì người tiêu dùng phải lựa chọn sản phẩm thay thế tấm lợp fibro xi măng. Ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm thay thế tấm lợp fibro xi măng ở phân khúc thị trường thu nhập thấp không có nhiều. Một sản phẩm thay thế có tuổi thọ tương đương có giá cao hơn từ 4 - 7 lần. Tấm lợp PVA là sản phẩm cạnh tranh nhất về giá trong số các sản phẩm thay thế, nhưng vẫn cao hơn 1,5 lần so với giá của tấm lợp fibro xi măng và tuổi thọ chỉ bằng một nửa.

Nghiên cứu “Ðánh giá tác động kinh tế nếu cấm sử dụng amiang trắng tại Việt Nam - Trường hợp tấm lợp fibro xi măng” của CIEM cho thấy tổng chi phí thay thế tấm lợp fibro xi măng bằng tấm lợp PVA (đến năm 2030) là 183,5 nghìn tỉ đồng. Chi phí kinh tế đối với ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng là 395,2 tỉ đồng. Chi phí kinh tế đối với Chính phủ lớn hơn chi phí tác động tới người tiêu dùng và ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng là 454,5 nghìn tỉ đồng.

Kiểm soát và sử dụng an toàn amiang trắng

Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu khoa học của Thụy Sỹ, Mỹ, Hy Lạp… và nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang trắng nguyên chất ở trong mức độ cho phép, không liên quan đến sự gia tăng của ung thư phổi hay u trung biểu mô và chưa phát hiện được các bệnh liên quan đến amiang trắng.

{keywords}

Quá trình sản xuất fibro xi măng tục hiện đại hóa sản xuất từ việc cơ giới hóa trong vận chuyển, mở mái tăng cường ánh sáng tự nhiên đến việc công nhân thực hiện quy định không mang quần áo bẩn về nhà.

Theo, Tiến sĩ Võ Quang Diệm, Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, hiện nay, việc sản xuất tấm fibro xi măng và ống nước fibro xi măng chỉ chứa một lượng rất nhỏ sợi amiang trắng (8-10%); trong đó tỉ lệ các loại vật liệu thô khác được sử dụng là xi măng 55%, tro bụi than thiên nhiên 35%. Các sợi serpentine (amiang trắng) được gắn kết rất chặt chẽ với hạt xi măng trong suốt quá trình sản xuất nên khó có thể bị phân tán ra môi trường bên ngoài.

Tại Công ước 162 của ILO có nêu: “Amiang trắng có thể được sử dụng an toàn nếu có kiểm soát” và “các quốc gia khi thực hiện kế hoạch thanh toán các bệnh liên quan đến amiang cần xem xét đến sự khác biệt giữa các loại sợi”.

Theo Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 23/12/2014, số 67/2014/QH13, trong đó quy định: Kinh doanh amiăng trắng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, theo Quyết định 1469/QĐ-TTg, DN cần đáp ứng các tiêu chí sản xuất có điều kiện. Theo đó, DN nào đạt yêu cầu về trình độ công nghệ, có chứng nhận hợp quy, đạt quy chuẩn về môi trường, y tế, cam kết thực hiện chương trình sử dụng amiăng trắng an toàn có kiểm soát sẽ được tồn tại sản xuất kinh doanh. DN nào chưa đáp ứng sẽ phải ngừng sản xuất để hoàn thiện.

Khi những tranh cãi về việc nên tiếp tục hay dừng sản xuất tấm lợp có chứa amiăng trắng chưa có hồi kết, ngành công nghiệp tấm lợp fibro xi măng cũng đứng giữa áp lực thị trường yêu cầu sự đổi mới công nghệ sản xuất an toàn.

Để có một quy trình sản xuất an toàn, trên thực tế, DN cần có sự cam kết chặt chẽ, đồng bộ và hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về môi trường, điều kiện lao động, kiểm soát các rủi ro, nguy cơ. Các nhà khoa học cần có những nghiên cứu chuyên sâu, trả lời rõ ràng câu hỏi về sự nguy hại của amiang trắng minh bạch, thuyết phục.… từ đó có minh chứng, làm căn cứ cho Chính phủ xây dựng chiến lược, ban hành chính sách phù hợp.

Thanh Loan

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap