Ngày 27/11,ặnkịpthờimộtvụtintặctrộmtriệuUSDtừmộtngânhàngViệthứ hạng của giải ngoại hạng đan mạch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức sự kiện Diễn đàn An toàn, An ninh thông tin trên không gian mạng năm 2019, tại TP.HCM.
Theo các chuyên gia, hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Cục An toàn thông tin cho biết tính đến hết tháng 9 đã ghi nhận 3.943 cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma chỉ trong tháng 9 là hơn 2 triệu địa chỉ…
Ngân hàng là một trong những đích ngắm thường xuyên của tội phạm mạng. Ảnh minh hoạ: Linh Anh |
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, những lổ hổng mất an toàn ngày càng gia tăng với tốc độ khoảng 300%/năm. Tấn công mạng diễn ra từng phút, các thiết bị di động trở thành mục tiêu tấn công phổ biến. Đáng lưu ý, trong các cuộc tấn công này, ngân hàng là một trong những đích ngắm thường xuyên của tội phạm mạng.
Theo phân tích của ông Nguyễn Trọng Đường, ngành tài chính ngân hàng chịu nhiều thách thức khi những năm gần đây đã ghi nhận hàng loạt cuộc tấn công có chủ đích được thiết kế tinh vi và có quy mô lớn trên thế giới nhắm vào tổ chức tài chính, ngân hàng. Như trường hợp cổng thanh toán trực tuyến Wonga của Anh bị lộ 270.000 tài khoản khách hàng; Tesco Bank bị đánh cắp 2,5 triệu bảng Anh từ 9.000 khách hàng, thông qua lỗ hổng bảo mật từ hệ thống và thẻ thanh toán; mã độc WannaCry và Petya ransomware tấn công các ngân hàng nhiều nước…
"Tại Việt Nam, một ngân hàng đã trở thành mục tiêu của cuộc tấn công nhằm vào hệ thống chuyển tiền SWIFT và chuyển hơn 1,13 triệu USD nhưng đã bị phát hiện và ngăn chặn" - ông Đường nói.
Ngoài ra, các cuộc tấn công mạng đối với các tổ chức, doanh nghiệp tài chính, thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến cũng đang có xu hướng gia tăng. Những loại tấn công chính mà các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng thường xuyên đối diện là tấn công bằng mã độc, phần mềm gián điệp, mất an toàn từ thiết bị đầu cuối, mất an toàn từ hệ thống mạng.
Đại tá Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, cho biết tính đến tháng 10-2019, cơ quan này đã ghi nhận hơn 1 triệu cuộc tấn công mạng, tăng hơn 30% so với năm trước. Và tình hình an toàn, an ninh mạng trong thời gian tới dự báo vẫn có nhiều biến động khó lường. Nguy cơ mất an toàn thông tin vẫn diễn biến phức tạp như tấn công mạng, đặc biệt là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo; tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính ngân hàng với mục tiêu tống tiền, đánh cắp dữ liệu của tổ chức cá nhân.
Để tăng cường bảo mật, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo doanh nghiệp, ngân hàng cần tăng cường các giải pháp xác thực khách hàng phù hợp cho dịch vụ trực tuyến như SMS OTP, Token OTP, sinh trắc học, chữ ký số; giám sát giao dịch điện tử, phòng ngừa gian lận; xây dựng các trung tâm dữ liệu dự phòng, các giải pháp lưu trữ và phục hồi dữ liệu hiện đại…
Theo NLĐO