Bảo hiểm xã hội tỉnh Lai Châu nỗ lực chuyển đổi số_guimaraes vs

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Lai Châu đang tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác chuyển đổi số theo nhiệm vụ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ảohiểmxãhộitỉnhLaiChâunỗlựcchuyểnđổisốguimaraes vs định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi sốquốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và thụ hưởng các chính sách liên quan đến BHXH.

Để công tác chuyển đổi số thực hiện hiệu quả, BHXH tỉnh đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu trên ứng dụng VssID. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) thực hiện việc sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử thay thế cho thẻ BHYT giấy khi đi KCB.

Bị mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao đã nhiều năm, hàng tháng ông Bùi Văn Bé (phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) phải ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và lấy thuốc. Trước đây, mỗi lần khám ông Bé phải mang thẻ BHYT giấy và chứng minh nhân dân. Đôi lúc quên mang theo 1 trong 2 loại giấy tờ trên sẽ không khám được và nếu làm thất lạc thẻ BHYT phải làm lại, mất thời gian.

Nhưng nhờ được cán bộ BHXH hướng dẫn cài ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh và có thẻ CCCD gắn chíp điện tử nên việc đi KCB hàng tháng của ông Bé thuận tiện hơn. Ông Bé tâm sự: “Mỗi lần đi khám bệnh, tôi chỉ cần mang theo thẻ CCCD đã gắn chíp điện tử hoặc mở ứng dụng VssID trên điện thoại, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng là khám bệnh được không cần phải đem theo nhiều loại giấy tờ như trước.

Trong ứng dụng VssID còn có sổ khám bệnh, sau khi khám xong nhận thuốc về nhà tôi còn có thể vào để kiểm tra các thông tin như: quá trình khám bệnh, tên bệnh, loại thuốc bác sỹ kê đơn, chi phí khám bệnh…”.

Hiện nay, không chỉ sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy, người dân có thể sử dụng thẻ CCCD có gắn chíp đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử đi khám bệnh.

Tại nhiều cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh, người dân chỉ cần có thẻ CCCD gắn chíp là được khám. Do đó, vừa tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng hơn cho người dân khi đi KCB bằng BHYT, vừa giảm việc sai thông tin thẻ, quên hay mất thẻ.

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 74.400 tài khoản giao dịch điện tử cá nhân dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng VssID. Đặc biệt từ đầu năm đến nay đã có gần 140 nghìn lượt người thực hiện tra cứu, KCB bằng CCCD gắn chíp điện tử.

 

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số người dân trên địa bàn tỉnh có thể sử dụng ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh.


Không chỉ tạo thuận lợi cho người dân đi KCB, BHXH tỉnh còn đẩy mạnh chi trả chế độ BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức tuyên truyền được triển khai phong phú. Ngoài ra, BHXH tỉnh còn vận động người lao động mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Phối hợp với bưu điện, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các địa điểm chi trả, các khu dân cư, tổ dân phố vận động người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi thụ hưởng các chế độ, chính sách. Đảm bảo chi trả nhanh chóng thuận lợi, đúng đối tượng phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số ở BHXH còn nhiều khó khăn như: tâm lý, thói quen của người dân muốn đến trực tiếp các cơ quan Nhà nước để làm thủ tục hành chính để được trực tiếp hướng dẫn về các giấy tờ, hồ sơ có liên quan.

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia là quy trình mới, người dân chưa thông thạo công nghệ thông tin nên còn lúng túng trong việc kê khai. Hiện vẫn còn hơn 17 nghìn thông tin công dân tham gia BHXH, BHYT chưa được đồng bộ, xác thực từ dữ liệu bảo hiểm vào dữ liệu dân cư, chiếm khoảng 3% tổng số người tham gia BHXH, BHYT.

Nguyên nhân do thông tin trong cơ sở dữ liệu bảo hiểm và dữ liệu dân cư chưa trùng khớp, một bộ phận người tham gia BHYT nhưng chưa có thẻ CCCD gắn chíp điện tử.

Theo chị Vũ Thị Hoài Gương - Trưởng Phòng Truyền thông, BHXH tỉnh cho biết: Để khắc phục những khó khăn trên, BHXH tỉnh đẩy mạnh phương pháp truyền thông truyền thống, nhất là trên tảng mạng xã hội như: Facebook, zalo và trang fanpage của BHXH tỉnh, các huyện nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT.

Cùng với đó, tiếp tục nâng cao tiện ích khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, cách thức tạo lập tài khoản sử dụng dịch vụ công, các nhóm tiện ích của Đề án 06.

Từ nay đến cuối năm 2023, BHXH tỉnh tập trung hướng dẫn, hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cài đặt ứng dụng VssID, bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT.

Đồng thời, nâng cao tiện ích khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, cách thức tạo lập tài khoản sử dụng dịch vụ công, các nhóm tiện ích của Đề án 06. Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hệ thống BHXH.

 Theo Ánh Hồng(Báo Lai Châu)