65% camera giám sát tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng có nguy cơ bị hacker tấn công_ltd c1
Thông tin nêu trên được ông Trần Đăng Khoa,ámsáttạiViệtNamtồntạilỗhổngcónguycơbịhackertấncôltd c1 chuyên gia của Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT chia sẻ trong tham luận “Sự bùng nổ của IoT, nguy cơ mất ATTT và giải pháp cho Việt Nam” tại hội thảo “ATTT 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” diễn ra hôm nay, ngày 18/1/2018 tại Hà Nội.
7.000 dòng mã độc, phần mềm độc hại tấn công các thiết bị IoT
Là sự kiện do Cục ATTT tổ chức với mong muốn phác thảo sơ lược về thực trạng An toàn thông tin tại Việt Nam, đồng thời tập hợp sức mạnh của tập thể, trí tuệ và kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài nước cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các sáng kiến, phương hướng mới, cụ thể để góp phần chung tay bảo đảm ATTT quốc gia, hội thảo “ATTT 4.0 - Thực trạng và sáng kiến” có sự góp mặt của ông Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu của tập đoàn F-Secure, một trong những “huyền thoại” của làng bảo mật thế giới; cùng các chuyên gia Việt Nam gồm Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc CMC InfoSec Triệu Trần Đức, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav Ngô Tuấn Anh.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục ATTT cho biết, những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất hiện tại có thể kể đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự phát triển mạnh mẽ của IoT đã mang lại những lợi ích to lớn về khả năng kết nối và chia sẻ thông tin; song mặt trái của nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro trong việc đảm bảo ATTT, được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Nhấn mạnh quan điểm việc đối phó với những nguy cơ, thách thức về ATTT cần có một nỗ lực tổng thể mang tính quốc gia, ông Hải cũng cho hay, từ năm 2010, Việt Nam đã có bản Quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020. Cụ thể hóa những nội dung trong Quy hoạch, Kế hoạch bảo đảm ATTT mạng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất ATTT.
“Trong xu hướng chuyển dịch dưới ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0, việc hoạch định và thực thi một cách có hiệu quả, đồng bộ kế hoạch tổng thể bảo đảm ATTT mạng quốc gia là hết sức cần thiết, cấp thiết và cần liên tục có những sáng kiến đổi mới để thích nghi với diễn tiến tình hình”, ông Hải chia sẻ.
Đề cập đến sự phát triển của IoT và những nguy cơ mất ATTT đối với các thiết bị IoT, trong tham luận chia sẻ tại hội thảo tổ chức sáng 18/1, chuyên gia của Cục ATTT, ông Trần Đăng Khoa nhận định, IoT hiện đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và có thể làm thay đổi phương thức sống, tồn tại của chúng ta. Qua quá trình phát triển của IoT, đã có rất nhiều thiết bị IoT được đưa ra thị trường đến với người sử dụng; các hãng cũng đang tập trung vào IoT.
“Vấn đề cần đặt ra là IoT cần có sự phát triển phù hợp, thích ứng để thứ nhất đáp ứng với các yêu cầu của thị trường, thứ hai là để có thể thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế nhưng cùng với đó các hãng sản xuất thiết bị, các cơ quan, tổ chức liên quan cần quan tâm đến vấn đề an toàn bảo mật”, ông Khoa nêu quan điểm.