Được sự quan tâm,ôngtáccảicáchthủtụchànhchínhnămĐạtkếtquảtốttrêncáclĩnhvựkeo bong 88 chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) năm 2017 tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là các cấp các ngành, huyện, thị, thành phố đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng hình ảnh người cán bộ “một cửa” thân thiện, gần gũi, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đến làm TTHC.
Năm 2017, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành đã phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai việc tiếp nhận hồ sơ tại các bưu cục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc làm TTHC. Trong ảnh: Người dân nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Bưu điện TX.Dĩ An
Hồ sơ giải quyết đúng hạn cao
Trong năm 2017, các sở, ban, ngành tại Trung tâm Hành chính công đã tiếp nhận 106.443 hồ sơ các loại, trong đó số hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn là 90.672 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,6%; quá hạn là 3.192 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 3,4%. Hồ sơ tiếp nhận và giải quyết ngay trong ngày là 4.858 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 4,56%. Trong năm, có 1.794 lượt tin nhắn gửi đến tổng đài 8283. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả các huyện, thị, thành phố đã tiếp nhận và xử lý 285.013 hồ sơ các loại, tỷ lệ trả kết quả hồ sơ trước hạn và đúng hạn đạt trên 97%. Trong đó, TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên có tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn cao.
Từ sự chỉ đạo tích cực, kịp thời của UBND tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC nên việc công khai, nhập dữ liệu TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đạt kết quả tích cực. Năm 2017, Bình Dương công bố 852 TTHC, trong đó cấp tỉnh là 702 thủ tục, cấp huyện là 100 thủ tục, cấp xã là 50 thủ tục. Như vậy, tổng số TTHC hiện đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.148 thủ tục, trong đó cấp tỉnh là 1.688 thủ tục, cấp huyện là 312 thủ tục, cấp xã là 130 thủ tục, đơn vị ngoài công lập là 18 thủ tục. Việc công khai TTHC được thực hiện tốt. Sau khi công bố đã được công khai trên Trang hành chính công của tỉnh, trang thông tin các sở, ngành, UBND cấp huyện và niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tra cứu, thực hiện TTHC.
Theo nhận định của UBND tỉnh, nhìn chung, quy trình thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương được thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ- TTg và được chuẩn hóa theo mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Quy trình giải quyết hồ sơ TTHC được công khai trên internet. Trong trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết, nhiều đơn vị, địa phương đã có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức. Một số xã, phường, thị trấn thực hiện việc gửi thư chúc mừng của chính quyền khi cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, gửi thư chia buồn khi cấp giấy chứng tử…
Hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng người cán bộ thân thiện
Sự thành công trong công tác cải cách TTHC năm 2017 của tỉnh thể hiện ở nhiều mô hình, cách làm hay. Trong năm, các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT. Cụ thể: Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND huyện Bắc Tân Uyên và 10 xã đã được đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng từng bước được đầu tư trang bị hiện đại. Tất cả các cơ quan, các xã đã được trang bị máy vi tính nối mạng internet và máy photocopy, ưu tiên cho những nơi trực tiếp tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp để giải quyết TTHC được nhanh chóng, kịp thời, thông suốt và tiện lợi. Tính đến nay, cán bộ công chức toàn huyện đã sử dụng hệ thống thư điện tử đạt 100% trong trao đổi công việc.
Nếu như các cơ quan cấp huyện luôn chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT thì các cơ quan cấp tỉnh đã ứng dụng hiệu quả những phần mềm xử lý văn bản. Cụ thể, trong năm 2017, số lượng văn bản được phát hành, luân chuyển trên phần mềm xử lý văn bản là 534.749 văn bản, giúp giảm đáng kể thời gian điều hành, xử lý công việc của các cơ quan, nâng cao chất lượng công việc, giải quyết TTHC. Tỉnh đã triển khai các dự án ứng dụng CNTT như: Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm chuyên ngành xây dựng giai đoạn 2” nhằm phục vụ công tác quản lý quy hoạch và hạ tầng đô thị cho 9 đơn vị hành chính cấp huyện; dự án “Nâng cao phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương”, dự án “Số hóa tài liệu lưu trữ từ nguồn vốn sự nghiệp”…
Sự thành công trong công tác cải cách TTHC của tỉnh còn được thể hiện ở mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”. Cụ thể, trong năm, các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn đều triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” vì nhân dân phục vụ. Qua đó, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn, phục vụ cá nhân, tổ chức đến giao dịch hành chính. Mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác cải cách TTHC tại nhiều địa phương ở TX.Thuận An, TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng… Người dân, doanh nghiệp đã đồng tình và đánh giá rất cao mô hình này.
Trong kế hoạch về nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch trọng tâm về cải cách TTHC của tỉnh, rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, môi trường; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về cải cách TTHC; tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả công tác kiểm soát TTHC, giảm TTHC rườm rà, không hợp lý, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng công tác cán bộ phụ trách bộ phận “một cửa”…
HỒ VĂN