Đại học Oxford (Anh)
ĐH Oxford |
ĐH Oxford có truyền thống lâu đời trong đào tạo Y,ườngđạihọcđàotạongànhYtốtnhấtthếgiớlịch bd anh Dược. Các ngành nổi tiếng ở trường gồm Hóa sinh (Phân tử và Tế bào), Sinh học, Khoa học Y sinh và Y khoa. Mỗi năm khoảng 150 sinh viên được nhận vào khóa học ngành y và Oxford có hai chương trình chính là Cử nhân y khoa và Giải phẫu học.
Một trong những giải Nobel của trường có tác động mạnh đến nền y khoa toàn cầu là giải Nobel vào năm 1945 của Sir Howard Florey W, Sir Ernst Chain và Sir Alexander Fleming cho việc “khám phá ra penicillin và tác dụng chữa bệnh của nó cho các bệnh truyền nhiễm”.
Trường Y Harvard (Mỹ)
Trường Y Harvard |
Trực thuộc Đại học Harvard và nổi tiếng là trường đào tạo Y khoa top đầu thế giới, đây sản sinh ra các nhà lãnh đạo chiến lược có ảnh hưởng quốc tế trong lĩnh vực y khoa.
Không giống như hầu hết các trường y tế hàng đầu khác, Trường Y Harvard có thỏa thuận liên kết với 15 bệnh viện và viện nghiên cứu có uy tín nhất trên thế giới. Hơn 10.000 bác sĩ và nhà khoa học hợp tác với trường để đào tạo sinh viên. Trường không chỉ dạy thực hành y học mà còn mở ra cơ hội cho sinh viên nghiên cứu phát triển những kỹ thuật y học thế giới.
Đã từng có 9 người đạt giải Nobel Y học khi đang làm việc tại đây.
Đại học Y khoa Stanford (Mỹ)
Đại học Y khoa Stanford |
Ngành Y của Đại học Stanford được đánh giá cao với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu.
Trường đào tạo đầy đủ các ngành nhóm Y, Dược gồm: Y khoa, Vi sinh và miễn dịch học, Thần kinh học, Phẫu thuật thần kinh, Sản phụ khoa, Sinh học phân tử và tế bào, Nhãn khoa, Phẫu thuật chỉnh hình, Tai - Mũi -Họng, Nhi, Tâm thần học và Khoa học hành vi… Đã có 8 người giành giải thưởng Nobel trong 6 thập kỷ qua.
Đại học Cambridge (Anh)
Đại học Cambridge |
Ở vị trí số 4 là trường Đại học Cambridge danh giá với điều kiện vào trường khắt khe, cung cấp 2 khóa là Khóa Tiêu chuẩn và Khóa Sau đại học.
Các kỳ học tại trường chỉ kéo dài 8 tuần, ngắn hơn nhiều so với hầu hết các trường đại học và có khối lượng công việc gấp đôi so với các bằng cấp y khoa khác.
Sĩ số lớp của Cambridge thường rất nhỏ, giao động khoảng 20 sinh viên. Ở các lớp tài năng của Cambridge chỉ có 3-4 sinh viên, thậm chí là học 1-1 với giảng viên.
Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ)
Viện Công nghệ Massachusetts |
Mặc dù không có trường y khoa riêng, MIT điều hành chương trình MD-PhD chung phổ biến với Trường Y Harvard (HMS), và cũng cung cấp chương trình Harvard - MIT về Khoa học và Công nghệ Y tế (HST), kết hợp cùng với các bệnh viện trong khu vực Boston, tích hợp khoa học, y học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về sức khỏe con người.
Các ngành liên quan đến Y, Dược của trường gồm Công nghệ Sinh học, Công nghệ Hóa học, Khoa học và Kỹ thuật y tế, Sinh học.
Trường Y khoa Yale - Đại học Yale (Mỹ)
Trường Y khoa Yale |
Trường được thành lập vào năm 1810 và chịu trách nhiệm về những cải tiến y tế như chụp X-quang đầu tiên được thực hiện ở Mỹ, sử dụng thành công penicillin đầu tiên trong nước và sử dụng hóa trị liệu ung thư đầu tiên.
Trường Y khoa Yale không được cho điểm hoặc xếp hạng cùng các bạn cùng lớp trong 2 năm học đầu, các kỳ thi được giữ bí mật và việc giảng dạy được thực hiện thông qua các cuộc hội thảo và các lớp học nhỏ.
Trường Y khoa Pritzker - Đại học Chicago (Mỹ)
Trường Y khoa Pritzker |
Trường Y khoa Pritzker khai giảng khóa đầu tiên vào năm 1927. Trường cung cấp chương trình giảng dạy sáng tạo và sử dụng mô phỏng y khoa tiên tiến, cấp bằng Tiến sĩ Y khoa toàn thời gian, các chương trình liên kết, giáo dục y khoa sau đại học và giáo dục y tế liên tục.
Tỷ lệ chấp nhận của trường Y chỉ là 1,46%, rất khó để vào.
Vagelos College of Physicians and Surgeons VP&S - Đại học Columbia (Mỹ)
Vagelos College of Physicians and Surgeons VP&S |
VP&S là một trong những cơ sở y tế học thuật lâu đời nhất và nổi tiếng nhất trong nước. Năm 2018, VP&S trở thành trường y khoa đầu tiên áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính đảm bảo tốt nghiệp cho sinh viên của mình nhờ vào quỹ tài trợ của Tiến sĩ P. Roy và Diana Vagelos. Bệnh viện NewYork-Presbyterian là bệnh viện giảng dạy chính của trường.
Khoa Y Dược - Cao đẳng Hoàng gia London
Khoa Y Dược - Cao đẳng Hoàng Gia London |
Là 1 phần nổi tiếng tại Cao đẳng Hoàng Gia London, chương trình học của khoa kéo dài trong 6 năm với 2 năm đầu học các kiến thức căn bản và chính thức thực tập tại bệnh viện từ năm 3.
Khoa tự hào khi có 14 người đoạt giải Nobel trong số các cựu sinh viên của trường, bao gồm cả Alexander Fleming, người đã phát hiện ra penicillin, cũng như ba người đạt Huy chương Fields.
Sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu của riêng mình thông qua Chương trình Cơ hội Nghiên cứu Đại học (UROP) danh giá.
Đại học Johns Hopkins (Mỹ)
Đại học Johns Hopkins |
Đại học Johns Hopkins là trường đại học nghiên cứu đầu tiên được thành lập ở Hoa Kỳ (1876), và Trường Y được thành lập năm 1893. Trường có các cựu sinh viên nổi tiếng bao gồm người phụ nữ tiên phong trong khoa học y khoa Florence R. Sabin; Denton Cooley - bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện ca cấy ghép đầu tiên của một trái tim nhân tạo toàn phần) và Walter Dandy - được coi là một trong những người cha sáng lập của phẫu thuật thần kinh.
Từ khi thành lập đến nay, trường đã giành được tổng cộng 19 giải Nobel về y học. Cạnh khu giảng dạy là bệnh viện Johns Hopkins, sinh viên có cơ hội được học tập, thực hành tay nghề tại các bệnh viện trực thuộc và trung tâm y tế khác.
Doãn Hùngtổng hợp
Cô gái Việt đỗ học bổng bác sĩ toàn phần ở Johns Hopkins
Trịnh Mai Chi (1998) tốt nghiệp xuất sắc ngành Hoá sinh, ĐH Wellesley College. Với thành tích học tập cao, kinh nghiệm nghiên cứu ấn tượng, cô vừa giành học bổng toàn phần học bác sĩ tại Johns Hopkins - Trường Y khoa hàng đầu thế giới.