ThS.BS Khổng Tiến Bình,ốngTâyhoánhiềungườitrẻmắctănghuyếtábảng xh nha Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch-Hô hấp, TT Tim mạch và lồng ngực, BV Việt Đức chia sẻ, trong buổi khám và tư vấn miễn phí bệnh tăng huyết áp vào cuối tuần tại bệnh viện, có tới 30% người đến khám là người trẻ. Trong khi đây vốn là căn bệnh ở độ tuổi trung niên và người già.
Trong đó có 2 nam bệnh nhân mới 22 và 27 tuổi đã bị tăng huyết áp trên 140/90 mmHg. Cách đó ít ngày, khoa cũng tiếp nhận nam bệnh nhân 34 tuổi ở Thái Nguyên, được chuyển xuống cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, ngực đau dữ dội do giãn trung thất trên nền tăng huyết áp.
Do tình hình nguy cấp, bác sĩ thực hiện ca mổ ngay trong đêm, phát hiện bệnh nhân bị rách động mạch chủ xuất phát từ tim, rách lan rộng đến 2 nhánh động mạch chân.
Sau khi đo huyết áp, BS Bình siêu âm tim cho nam bệnh nhân. Ảnh: T.Hạnh
BS Bình cho biết, bệnh nhân này có tiền sử béo phì, cao 1,7m nhưng nặng 100kg, thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia nhưng nghĩ còn trẻ nên chưa bao giờ đi khám sức khoẻ nên bệnh nhân không biết mình bị tăng huyết áp.
Trước khi vào viện cấp cứu, nam thanh niên có cuộc nhậu với bạn bè, vừa tàn cuộc thì ngực bất ngờ đau nhói.
Sau 5 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân thoát cơn nguy kịch song BS Bình cho biết, nếu bệnh nhân không thay đổi lối sống, không kiểm soát huyết áp tốt, bệnh có thể tái lại bất cứ lúc nào. Tại BV Việt Đức từng có trường hợp phải mổ tới 4 lần do không kiểm soát tốt huyết áp sau phẫu thuật.
Giải thích nguyên do ngày càng nhiều người trẻ bị tăng huyết áp, BS Bình cho biết có liên quan đến lối sống phương tây hoá như ăn uống không hợp lý, lười vận động, stress, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…
BS Bình nhấn mạnh, tăng huyết áp nếu không được điều trị, kiểm soát chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim, giãn phình hoặc tách thành động mạch, biến chứng ở não, tổn thương đáy mắt, thận…
Tăng huyết áp từ trẻ có thể kết hợp với bệnh lý chuyển hóa khác như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, làm biến cố tim mạch nghiêm trọng hơn.
Tại Việt Nam, tăng huyết áp cũng chính là nguyên nhân gây ra 80% các ca đột quỵ. Thực tế, có nhiều trường hợp 20-30 tuổi đã bị đột quỵ.
Trong 4 thập kỷ qua, tăng huyết áp tại Việt Nam không ngừng tăng. Những năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp, đến 1990, tỉ lệ này đã tăng lên 11% và chạm mức 16% vào đầu những năm 2000. Đến 2008, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy đã có tới 25,1% người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp.
Gần đây nhất, năm 2015 một nghiên cứu tại cộng đồng do Viện Tim mạch Việt Nam điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại 8 tỉnh gồm Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Đồng Tháp và TP.HCM, cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã lên tới 47,3% ở những người trên 25 tuổi.
Thống kê những năm gần đây cho thấy, tỉ lệ tử vong vì tim mạch ở nước ta chiếm tới 33% tổng số các nguyên nhân tử vong, với 200.000 ca mỗi năm (ung thư khiến 115.000 tử vong), trong đó phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp với trên 14 triệu người mắc.
Dù tỉ lệ mắc tăng huyết áp rất lớn song dưới 50% người mắc tăng huyết áp biết mình mắc bệnh do bệnh không có triệu chứng điển hình. Trong số những người biết mình bị bệnh, chỉ có khoảng 10% tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Tuy nhiên chi phí điều trị không đắt, nếu có BHYT, mỗi tháng chỉ mất 100 ngàn đồng.
BS Bình cũng nhấn mạnh, tăng huyết áp là bệnh có thể phòng ngừa được nhờ thay đổi lối sống, bằng cách duy trì chế độ ăn giảm muối, ăn nhiều rau xanh, tăng cường vận động, có thể đi bộ 30-45 phút/ngày, ăn ít mỡ động vật, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc, không lạm dụng rượu bia…
Ngoài ra cần tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Thúy Hạnh
Căn bệnh phổ biến dễ phòng ngừa gây ra 80% ca đột quỵ ở Việt Nam
- Cứ 10 người bị đột quỵ thì có tới 8 người mắc căn bệnh tăng huyết áp. Dù là căn bệnh rất phổ biến nhưng 90% không được điều trị.