Nhiều địa phương ban hành kế hoạch thúc đẩy thanh toán không tiền mặt_keo nha cai.net

Theềuđịaphươngbanhànhkếhoạchthúcđẩythanhtoánkhôngtiềnmặkeo nha cai.neto kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 vừa ban hành, TP.HCM đặt mục tiêu đến cuối năm 2025, tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng đạt trên 90%. Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân, tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên 250.000 điểm. Số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua thiết bị di động mỗi năm tăng trên 50%.
 
Để thực hiện mục tiêu này, UBND TPHCM đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các sở, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ phối hợp với các ngân hàng thương mại, công ty ví điện tử triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt mọi lúc, mọi nơi qua thiết bị di động và máy tính có kết nối Internet, qua thẻ ngân hàng. 

Các điểm thanh toán không tiền mặt đang len lỏi vào các hàng, quán trong ngõ ngách. Ảnh: Duy Vũ

Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật, chỉ đạo có liên quan của Trung ương và địa phương về hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh ứng dụng ngân hàng số, ứng dụng ví điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng; tiếp tục chủ động tiếp cận khách hàng, trước hết là phân khúc khách hàng trong khu vực nhà nước và đối tượng quản lý của phân khúc khách hàng này để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. 

Các đơn vị cần sắp xếp phù hợp mạng lưới ATM và thực hiện giám sát hoạt động ATM đảm bảo chất lượng, an ninh, an toàn; mở rộng và lắp đặt thêm máy ATM tại các xã thuộc các huyện ngoại thành. Đồng thời, tăng cường phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên ứng dụng ngân hàng số, ứng dụng ví điện tử để người dân nông thôn thuận tiện trong việc thanh toán học phí, viện phí, tiền điện, nước, cước điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, mua hàng trên mạng…
 
Các sở, ban, ngành, địa phương hợp các ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử để thu phí, lệ phí dịch vụ công theo hình thức không dùng tiền mặt. Mặt khác, đề nghị các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt để gia đình, người thân noi theo.
 
Thành phố cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý triển khai 100% các trường thu học phí không dùng tiền mặt. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ, hộ kinh doanh ở chợ truyền thống phối hợp, kết nối thanh toán với ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử để người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ sử dụng thanh toán không tiền mặt. Ảnh: Duy Vũ

Để thực hiện Đề án của Chính phủ, TP.HCM yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch đồng thời thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy thanh toàn không tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Đầu tháng 11, Quảng Nam đã ban hành kế hoạch thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn. Theo đó, tỉnh này đặt mục tiêu đến năm 2023 có 80% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.
 
Trên 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế  sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, dịch vụ y tế và các giao dịch khác. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục, trong bệnh viện tuyến tỉnh đạt trên 50%.

Duy Vũ