Chủ đầu tư tiết lộ giá ghế Đồng Kỵ bị chê: Giá bình dân, tổng 6,3 tỷ đồng_ngoại hạng anh tối nay
Sáng 15/5,ủđầutưtiếtlộgiághếĐồngKỵbịchêGiábìnhdântổngtỷđồngoại hạng anh tối nay trao đổi với Dân trí, đại diện Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh - chủ đầu tư Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh cho biết, Nhà hát được xây dựng từ năm 2016, hoàn thành năm 2020. Tổng mức đầu tư của dự án trên 241 tỷ đồng với nhiều hạng mục từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Về số ghế gỗ đang gây tranh cãi, vị đại diện thông tin: Toàn bộ số ghế của phòng khán giả trong Nhà hát Dân ca Quan họ được đóng bằng gỗ gõ đỏ (nhập từ Nam Phi) tại làng nghề Đồng Kỵ.
Thống kê chi tiết có 341 ghế (trong đó có 18 ghế to, 323 ghế nhỏ), 185 bàn (trong đó có 176 bàn nhỏ và 9 bàn to)…. Tổng kinh phí cho hạng mục này là 6,3 tỷ đồng. Bàn và ghế được đặt theo mẫu thiết kế riêng, không giống với hàng đại trà.
Vị đại diện này đánh giá, so với nhiều sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ khác, mức giá trên là "bình dân", giá khoảng 10 triệu đồng/1 chiếc đối với ghế to, còn ghế nhỏ thì chưa đến. Tại Đồng Kỵ có những bộ bàn ghế đắt đỏ hơn, vài ba trăm triệu đồng cũng có.
"Các mặt hàng gỗ đắt hay không phụ thuộc vào nhân công hoàn thiện nhiều hay ít, chủng loại gỗ sử dụng. Nhiều bộ bàn ghế gia đình cùng loại gỗ trên cũng có giá khoảng 60 triệu đồng. Riêng ghế gỗ trong Nhà hát thì được làm theo hàng đặt nên tỉ mỉ hơn và giá nhân công có thể cũng nhỉnh hơn chút", ông cho hay.
Cũng theo đại diện Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh, hàng ghế trong Nhà hát được kiểm tra từng khâu một từ khâu lựa gỗ đến khi hoàn thiện. Bàn ghế sau khi bàn giao đều đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ. Nếu chỉ đặt ở đó sử dụng thì qua hàng chục năm, không bao giờ hỏng được.
Ông cũng chia sẻ thêm, việc sử dụng đồ gỗ Đồng Kỵ trong Nhà hát xuất phát từ ý tưởng của nhóm thiết kế là muốn quảng bá những sản phẩm làng nghề truyền thống của Đồng Kỵ nói riêng và Bắc Ninh nói chung.
Theo khảo sát của phóng viên, tại nhiều cửa hàng trưng bày đồ gỗ mỹ nghệ tại phường Đồng Kỵ (TP Từ Sơn) bên cạnh những sản phẩm có giá bình dân thì có nhiều bộ bàn ghế có giá từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Đồng quan điểm trên, một lãnh đạo Đảng ủy phường Đồng Kỵ, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, gia đình ông cũng dùng một bộ bàn ghế Đồng Kỵ, bền đẹp, giữ giá và "không biết bao giờ mới phải thay".
"Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của làng nghề Đồng Kỵ phục vụ chủ yếu cho thị trường Trung Quốc, ở trong nước và một số nước có cùng phong tục Á Đông. Đây là sản phẩm làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho nên Nhà hát ưu ái dùng đồ gỗ của làng nghề thì rất là phù hợp và rất tốt - vừa là quảng bá, vừa tiêu dùng cho địa phương", lãnh đạo Đảng ủy phường Đồng Kỵ nói.
Liên quan tới việc Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh sử dụng hàng trăm ghế bành Đồng Kỵ gây tranh cãi, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Cương - Giám đốc Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho biết: "Nhà hát chỉ là đơn vị tiếp nhận sử dụng, quá trình xét duyệt, lập dự án đã được các cấp phê duyệt".
Nói về sự phù hợp khi lựa chọn sử dụng ghế Đồng Kỵ trong Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, ông Cương bày tỏ: "Tôi mới về quản lý Nhà hát từ tháng 1/2023, tuy nhiên, theo tôi cảm nhận, ghế rất phù hợp với Nhà hát. Vì kiến trúc của Nhà hát là một thiết chế văn hóa, đặc biệt phục vụ nhu cầu thưởng thức chung của nhân dân trong tỉnh, cả nước cũng như quan khách quốc tế đối với quan họ.
Hơn nữa, sân khấu biểu diễn chính thức bên trong được thiết kế theo mô hình như mái đình, cổng làng để dẫn dắt cảm xúc cho khán giả được đắm chìm vào không gian đậm chất quan họ, nên việc sử dụng ghế Đồng Kỵ - một đồ gỗ của làng nghề quê hương theo tôi là rất hợp lý".
Ông Cương cho rằng, hàng ghế Đồng Kỵ trong Nhà hát rất đẹp và sang trọng, ghế rộng rãi, có thảm ngồi êm, kết hợp với bàn trà rất tiện lợi và tạo cảm giác thoải mái.
"Đoàn các tỉnh đến Nhà hát biểu diễn và các lãnh đạo cũng như nhiều khán giả đến thưởng thức Quan họ cũng khen, không ai chê cả.
Gỗ có nhiều loại, vẫn có thể dùng trong đời thường được. Nếu cứ nói dùng gỗ là phá rừng thì Đồng Kỵ mất làng nghề truyền thống", ông Cương nói thêm.
NSND Thúy Hường cho biết, từ khi Nhà hát đi vào hoạt động, chị được biểu diễn ở không gian này rất nhiều lần. Theo chị, không gian thưởng thức quan họ lịch sự, sang trọng.
"Khách đến chơi nhà, mời trà, mời trầu và ngồi nghe quan họ trên hàng ghế như vậy thì rất đẹp, trang trọng và hợp lý. Chúng tôi là nghệ sĩ biểu diễn, được giao lưu gần hơn với khán giả, đó là điều hạnh phúc", NSND Thúy Hường chia sẻ.
Trước đó, mạng xã hội chia sẻ một số hình ảnh chụp tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Bên trong Nhà hát được bố trí nhiều hàng ghế gỗ lớn kết hợp bàn trà. Có ý kiến cho rằng, hàng ghế đó "không phù hợp với không gian Nhà hát". Có người đặt câu hỏi, việc sử dụng nhiều ghế gỗ như vậy liệu có thân thiện với môi trường? Một số người băn khoăn ngồi trên hàng ghế gỗ xem buổi biểu diễn dài sẽ không thoải mái, thư thái.
Không ít người lại nêu quan điểm: "Đặt trong tổng thể công trình, việc thiết kế nội thất như vậy là hài hòa, phù hợp với không gian nghe quan họ".
Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh mới đây đã được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia lần thứ 15 (2022 - 2023) hạng mục Kiến trúc công cộng. Công trình do ba kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Trần Hoàng Hải Nam, Trần Anh Sơn tư vấn thiết kế.
Trước những ý kiến trái chiều, đại diện nhóm thiết kế cho biết, với một công trình kiến trúc, việc khen chê là khó tránh khỏi. Theo đại diện này, một công trình thành công hay không, đều có những ý kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người không và nhóm thiết kế đều tôn trọng. Công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh được nhóm bắt đầu triển khai từ năm 2016.
"Đó là một chặng đường dài khi nhóm tư vấn thiết kế phải thi tuyển với 17 nhóm khác. Sau khi được chọn, chúng tôi đã đưa ra 20 phương án để thuyết phục địa phương.
Ý kiến làm ghế ngồi theo hướng hiện đại cũng được chúng tôi cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề xuất. Rất may là ý tưởng này được duyệt, chúng tôi có một thời gian dài đi cùng tỉnh Bắc Ninh để thi công. Công trình mang nhiều tâm huyết, đến bây giờ nhìn lại chúng tôi vẫn tự hào", đại diện nhóm tư vấn chia sẻ.
Nói thêm về ý tưởng thiết kế, người đại diện này cho biết Bắc Ninh là một địa phương có lịch sử, văn hóa đặc trưng. Thậm chí, khi tư vấn, còn có những ý kiến khác, cả nhóm đã mất rất nhiều thời gian để lên phương án kiến trúc, có thiết kế phù hợp, hài hòa.
"Đây là công trình vốn ngân sách, đa phần các công trình dạng này thường khó làm "một cái gì đó mới" nên khi có những sáng tạo thì chúng tôi cũng mong mọi người ủng hộ", đại diện nhóm kiến trúc sư cho hay.
Dự án công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh được khởi công xây dựng từ tháng 9/2016, trên khu đất có diện tích 19.400m2, diện tích xây dựng công trình 4.950m2 gồm: Nhà hát quan họ diện tích sàn khoảng 7.900m2; trụ sở làm việc của nhà hát diện tích sàn 1.800m2… Tổng mức đầu tư hơn 241 tỷ đồng.