TheưulượngIPtoàncầuvượtmốctỷgigabytethácúp ba lano dự báo của Cisco Visual Networking Index “Forecast and Methodology, 2014 - 2019 White Paper” năm 2015, lưu lượng IP toàn cầu sẽ đạt 1,1 zettabyte mỗi năm hoặc 88,4 exabytes (tương ứng 1 tỷ gigabytes) mỗi tháng trong năm 2016.
Cũng theo dự báo của Cisco, lưu lượng IP toàn cầu đã tăng gấp năm lần trong vòng 5 năm qua và sẽ tăng gần gấp 3 lần trong vòng 5 năm tiếp theo, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compound Annual Growth Rate) tới 23% từ 2014 - 2019. Riêng với lưu lượng IP trên công nghệ di động, khu vực Châu Á Thái Bình dương năm 2019 được dự kiến sẽ đạt 54,4 exabytes mỗi tháng. Đến năm 2019, mức bình quân trên toàn cầu sẽ là 3,2 thiết bị/kết nối trên mỗi đầu người, tăng từ con số 2 thiết bị/kết nối mạng trên mỗi đầu người vào năm 2014. Những thiết bị và kết nối tiên tiến này sẽ phải được xác thực mới có thể truy cập vào mạng cố định và di động, và chức năng xác thực đó đòi hỏi phải có thông tin, chức năng quản lý mạng và bảo mật tiên tiến.
Từ một khảo sát mới đây của Symantec, có khoảng 46% các tổ chức và DN Việt Nam triển khai các ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hoá, các DN trong nước lựa chọn việc sử dụng các phần mềm riêng ảo - VPS (39%) bên cạnh ảo hoá máy chủ và cơ sở dữ liệu (21%).
Ông Ngô Trọng Hiếu-Tổng giám đốc CMC Telecom, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Cấp 1 của Microsoft tại Việt Nam cho biết “Tính đến hết tháng 12/2015 tại Việt Nam hiện có hơn 6.66 triệu IP riêng và số lượng IP này sẽ tiếp tục gia tăng với cấp số nhân trong năm 2016 khi giai đoạn III của Kế hoạch hành động quốc gia về Ipv6 đã chính thức bắt đầu.Với nhóm DNStart-up, DN vừa và nhỏ tại Việt Nam, bên cạnh các dịch vụ điện toán đám mây như Office 365 của Microsoft, thìviệc ảo hoá đã được bắt đầu từ các dịch vụ quen thuộc hơn như Máy chủ ảo, Tổng đài ảomà CMC Telecom hiện đang cung cấp. Để bắt nhịp với việc ảo hoá hệ thống Công nghệ thông tin của mình, có lẽ dịch vụ Tổng đài ảo sẽ là sự lựa chọn đầu tiên, cơ bản và cần thiết đối với DNkhihình thức này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như dễ dàng cài đặt, quản lý, tương tác.”
46% các tổ chức, DN Việt Nam triển khai các ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hoá |
Nhờ vào việc được xây dựng trên nền tảng IP, toàn bộ hạ tầng và cấu hình phần mềm cho hệ thống tổng đài trong DN đều được phát triển dạng cloud nên DN sẽ cắt bỏ được toàn bộ những khó khăn trong việc lập kế hoạch cho chi phí đầu tư, nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao. Khi sử dụng dịch vụ Tổng đài ảo, DN chỉ cần chuẩn bị hạ tầng đầu cuối IPPhone hoặc tận dụng cácmáy Analog sẵn có thông qua IP gateway hoặc SoftPhone cài đặt trên máy tính, phần mềm cài đặt trên Smartphone để sử dụng dịch vụ.DN không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài phí dịch vụ hàng tháng để được sử dụng một hệ thống tổng đài chuyên nghiệp.
Thông qua hệ thống này, DN vẫn đảm bảo những chức năng của tổng đài truyền thống song không bị giới hạn về số lượng máy lẻ, toàn quyền quản lý hệ thống, ghi âm cuộc gọi, định tuyến cuộc gọi, tự động chuyển cuộc gọi đến số máy cá nhân… thậm chí áp dụng được tính năng mở rộng CRM cho DN.
Với nhu cầu đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày một cao, chuyên nghiệp, tối giản chi phí đầu tư hạ tầng và nhân sự dư thừa, dịch vụ tổng đài ảo cũng như các dịch vụ đám mây hiện đại sẽ dần thay thế hệ thống công nghệ thông tin cồng kềnh, khó kiểm soát chất lượng và khả năng nâng cấp hệ thống.
1zettabyte tương ứng với 1000 exabytes, 1 exabyte tương ứng với 1000 tỷ gigabytes.
Tổng đài ảo là một dịch vụ tổng đài điện thoại được cung cấp trên nền tảng IP nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng cuộc gọi cao, tiết kiệm chi phí - khách hàng có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối IPPhone hoặc tận dụng các máy Analog sẵn có thông qua IP gateway hoặc SoftPhone cài đặt trên máy tính, phần mềm cài đặt trên Smartphone để sử dụng dịch vụ. DN không phải mất thêm bất kỳ khoản chi phí nào ngoài phí dịch vụ hàng tháng để được sử dụng một hệ thống tổng đài chuyên nghiệp. |
Thúy Ngà