Đây là một nội dung trong kế hoạch 212 thực hiện Nghị quyết 04 ngày 4/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020,àNộisẽhoànthànhđềángiaothôngthôngminhvàothákết quả vòng loại c1 tầm nhìn 2030” (Nghị quyết 04).
Kế hoạch 212 hướng tới mục tiêu triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố theo đúng tinh thần của Nghị quyết 04 và Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030” đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 5953 ngày 24/8/2017.
Đồng thời, phân rõ trách nhiệm , tiến độ thực hiện các giải pháp của Đề án đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đảm bảo thiết thực, hiệu quả; làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện.
UBND TP.Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ vào Nghị quyết 04 để xây dựng kế hoạch, đề xuất UBND Thành phố phê duyệt; chủ động rà soát và triển khai các nhiệm vụ và giải pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị mình theo đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình đã được xác định. Sở GTVT được giao là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án.
Kế hoạch mới ban hành của UBND TP.Hà Nội cũng xác định rõ các kế hoạch, chương trình, đề án để triển khai cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030”.
Trong đó, UBND Thành phố giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp cùng các Sở TT&TT, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT cùng Công an Thành phố và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án giao thông thông minh trong tổng thể Đề án thành phố thông minh, tập trung vào các nội dung như: xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông, các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông. Nhiệm vụ này sẽ do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng phụ trách và có thời hạn hoàn thành là vào tháng 1/2019.