Năm 2023 là năm “Chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động của Đoàn”,âydựngđộingũcánbộĐoànđápứngyêucầuchuyểnđổisốtỷ lệ 88 yêu cầu đặt ra đến cuối năm 2023 mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) sẽ trở thành một công dân số và tất cả các hoạt động của Đoàn đều có ứng dụng công nghệ số… Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu CĐS, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN đã được thảo luận sôi nổi tại buổi sinh hoạt do Câu lạc bộ (CLB) Lý luận trẻ tỉnh và CLB Lý luận trẻ khối cơ quan - doanh nghiệp (CQ-DN) trẻ phối hợp tổ chức.
Ban Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ tỉnh và Đoàn khối CQ-DN tỉnh tặng sách cho các thành viên CLB tại buổi sinh hoạt chuyên đề
Phát huy vai trò của công chức, viên chức trẻ
Đoàn khối CQ-DN tỉnh, nơi tập trung đông đảo lực lượng trí thức là cán bộ, công chức, viên chức trẻ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp của tỉnh trên địa bàn. Đóng góp không nhỏ vào công cuộc CĐS, cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với đặc thù đó, ĐVTN trong khối càng phải phát huy mạnh mẽ vai trò trong công cuộc CĐS. Anh Nguyễn Phúc Hậu, Phó Bí thư Thường trực Đoàn khối CQ-DN tỉnh, Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ khối CQ-DN tỉnh, nói: “Để phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu CĐS, quan trọng nhất là nhận thức của mỗi cán bộ Đoàn, ĐVTN phải thật sự chuyển đổi. Để tham gia vào quá trình CĐS, trước tiên cần phải có những con người số. Bên cạnh những phương tiện số cần phải có như thiết bị công nghệ, phần cứng, phần mềm, dịch vụ... thì nhận thức của mỗi cá nhân đóng vai trò quyết định trong CĐS. ĐVTN phải là trung tâm của CĐS, phải có khát vọng, chủ động trải nghiệm và sẵn sàng đón nhận những công nghệ mới, duy trì và lan tỏa đến mọi người xung quanh về những tiện ích mà nó mang lại”.
Sau khi xác định vai trò trung tâm là nhận thức của mỗi người, tiếp đến phải xây dựng được việc CĐS trong chính hoạt động công tác chuyên môn của mỗi cá nhân. Thời gian qua, tuổi trẻ khối CQ-DN tỉnh là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong CĐS. Ngoài việc ứng dụng những công cụ CĐS như ứng dụng mã QR, phòng họp trực tuyến, phòng họp “ít giấy”, điểm danh bằng camera trí tuệ nhân tạo AI, điểm danh bằng wifi, triển lãm bằng không gian thực tế ảo…, ứng dụng trong các cuộc họp, hội nghị… thì gần đây, Ban Thường vụ Đoàn khối còn thực hiện việc phát động và giao các cơ sở Đoàn của các cơ quan chuyên môn cùng nhau phối hợp để thực hiện các Eform (biểu mẫu) và Workflow (quy trình) giải quyết các thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực chuyên môn và trong công tác Đoàn vụ, như: Công tác tài chính, thanh - quyết toán của Đoàn; quy trình công tác cán bộ; quy trình hồ sơ khen thưởng; chuẩn y, kết nạp, nâng cấp, sáp nhập... với bước đầu cho ra các sản phẩm cụ thể là những bộ Infographic hướng dẫn quy trình kèm mã QR tích hợp các biểu mẫu sẽ được đăng tải trên các trang fanpage và niêm yết tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc này sẽ thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài…
CĐS gắn với công tác chuyên môn
Buổi sinh hoạt chuyên đề giữa 2 CLB Lý luận trẻ càng trở nên sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp của các thành viên. Chị Thái Thị Phương Châu, Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc, cho biết: “Tại đơn vị, để áp dụng công tác CĐS cho ĐVTN, học sinh, trường cũng có nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học. Riêng đối với tổ chức Đoàn, thời gian qua đã áp dụng các cuộc thi trực tuyến qua các app thi cử cho học sinh, ĐVTN tham gia và cũng nhận về nhiều hiệu quả tích cực”.
Theo anh Minh Trí, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, với chủ đề năm 2023 là CĐS các hoạt động của Đoàn, chương trình công tác năm đặt ra nhiều yêu cầu mới. Việc CĐS sẽ gắn với mỗi nhiệm vụ, công tác tại đơn vị, địa phương và CĐS là một quá trình, phải có cách tuyên truyền cho từng đối tượng phù hợp để làm sao đến được gần nhất với mọi người. Để phát triển năng lực cán bộ Đoàn, một vấn đề đặt ra nữa là phải đoàn kết, tập hợp, chăm lo cho ĐVTN để thanh niên được phát triển một cách toàn diện, đặc biệt là trong thi đua, học tập, sáng tạo, khởi nghiệp, tạo môi trường cho ĐVTN có môi trường đổi mới sáng tạo trên nền tảng khoa học...
Anh Nguyễn Hữu Lợi, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm CLB Lý luận trẻ tỉnh, cho biết thời gian qua, tuổi trẻ Bình Dương cũng đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, phần việc trong công tác CĐS. Điển hình như việc hỗ trợ nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNEID và đăng ký tài khoản định danh điện tử cho người dân; tổ chức các cuộc thi trực tuyến, như: Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cuộc thi phòng chống tác hại của ma túy, cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam… Kết quả có hơn 200.000 ĐVTN tham gia dự thi. Qua đó cho thấy đây là kênh tiếp cận vô cùng hữu hiệu và phương án sắp tới, Tỉnh đoàn sẽ áp dụng nhiều cuộc thi online hơn nữa, xem xét các cơ chế thi đua khen thưởng để tạo môi trường thu hút được nhiều ĐVTN. Hơn nữa, để nâng cao, phát triển năng lực cho cán bộ Đoàn, ĐVTN hiện nay không thể bỏ qua vấn đề về hội nhập quốc tế. Đây là nền tảng, bắt buộc và quan trọng trong CĐS. ĐVTN phải tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Tỉnh đoàn đã tích cực hợp tác quốc tế với các trường đại học ở Singapore, viện hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Nhật Bản hay sắp tới sẽ hợp tác với thành phố Eindhoven Hà Lan để đưa ĐVTN, sinh viên đến tham quan, học tập kinh nghiệm về CĐS; đồng thời tạo khí thế giúp cho ĐVTN hứng khởi, đi đầu trong CĐS.
Theo anh Minh Trí, cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, với chủ đề năm 2023 là CĐS các hoạt động của Đoàn, chương trình công tác năm đặt ra nhiều yêu cầu mới. Việc CĐS sẽ gắn với mỗi nhiệm vụ, công tác tại đơn vị, địa phương và CĐS là một quá trình, phải có cách tuyên truyền cho từng đối tượng phù hợp để làm sao đến được gần nhất với mọi người. |
NGỌC NHƯ