Ông Hồ Minh Phương phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý 1,ênChủtịchUBNDtỉnhHồMinhPhươngvớicơchếmộtcửamộtdấc2 cúp năm 1998 - Cách làm sáng tạo để đưa thông tin của tỉnh đến với công chúng. Ảnh: XUÂN LỘC
Biến khó khăn thành lợi thế
Trong buổi trò chuyện, khi tôi đặt vấn đề rằng, Bình Dương không có cảng biển, sân bay. Đây là một khó khăn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội. Vậy làm thế nào để tỉnh vượt qua khó khăn này, nhanh chóng trở thành địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh và mạnh mẽ trong cả nước? Trả lời câu hỏi này, ông Phương chia sẻ: “So với một số tỉnh, thành, Bình Dương không có cảng biển, sân bay cũng là khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu biết cách làm, vẫn có thể biến những khó khăn này thành lợi thế. Bởi từ Bình Dương xuống các cảng biển, sân bay không quá xa. Vậy thì phải mở đường rộng ra, đó là những con đường mang tính chiến lược như Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn…”.
Theo ông, không phải là có cảng biển, sân bay thì nhà đầu tư sẽ tới, quan trọng hơn là chính quyền đối xử với doanh nghiệp (DN) như thế nào. Bình Dương tiếp nối khẩu hiệu “trải chiếu hoa mời gọi đầu tư”, rồi “trải thảm đỏ thu hút nhân tài”, luôn chủ động đề ra trước các chính sách, đặc biệt là trong quan hệ, đối xử với nhà đầu tư. Đối với lĩnh vực cải cách hành chính, tỉnh đặc biệt chú trọng, tiên phong với cơ chế “một cửa, một dấu”.
Tiếng thơm bay xa…
Nói về cơ chế “một cửa, một dấu”, ông Hồ Minh Phương cho biết, đây là điểm mấu chốt cần phải chú trọng để tạo thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương. Đồng thời, đây cũng là cách để nhà đầu tư nhận thấy thái độ trọng thị của tỉnh. Hồi đó, mới bắt tay vào làm công nghiệp, quy hoạch chưa rõ ràng gây nhiều khó khăn. Khi DN đến, lãnh đạo tỉnh thường trực tiếp dẫn đi thực địa để chọn địa điểm đặt nhà máy.
Ông Hồ Minh Phương (thứ 2, trái qua) trong sự kiện tiếp và làm việc với đoàn đại biểu đầu tư phát triển công nghiệp đến từ Đài Loan. Ảnh: XUÂN LỘC
Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, DN cũng gặp phải nhưng khó khăn về hồ sơ, thủ tục hành chính. Do cơ chế chưa rõ ràng, DN khi đến đầu tư, phải đi hết các sở, ngành chức năng để làm các thủ tục hành chính liên quan, rất mất thời gian và gây ra những khó khăn cho DN. Trước tình hình này, để tạo thuận lợi cho DN, chính quyền tỉnh đã trăn trở, tìm cách tháo gỡ.
“Hồi đó, một cửa, một dấu là thế này: Khi thấy DN phải tự đi đến hết các sở, ngành chức năng, rất mất thời gian và gây khó khăn cho họ, tôi nhận thấy không ổn nên giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu trách nhiệm hết, không để cho DN phải đi đến các sở, ngành. Tỉnh ra quy định ngày thứ 5 hàng tuần, Sở Kế hoạch & Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan báo cáo cho UBND tỉnh về công tác thủ tục hành chính…”. (Ông Hồ Minh Phương, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) |
“Hồi đó, một cửa, một dấu là thế này: Khi thấy DN phải tự đi đến hết các sở, ngành chức năng, rất mất thời gian và gây khó khăn cho họ, tôi nhận thấy không ổn nên giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu trách nhiệm hết, không để cho DN phải đi đến các sở, ngành. Tỉnh ra quy định ngày thứ 5 hàng tuần, Sở Kế hoạch & Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan báo cáo cho UBND tỉnh về công tác thủ tục hành chính…”, ông Hồ Minh Phương cho hay.
Cơ chế “một cửa, một dấu” ra đời đã tạo lực hấp dẫn lớn đối với các DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bởi với cơ chế này, DN, nhà đầu tư khi làm hồ sơ, thủ tục, chỉ cần đến “một cửa” là Sở Kế hoạch & Đầu tư. Có những dự án trước đó phải mất 30-40 ngày mới thực hiện xong thủ tục, hồ sơ nhưng với cơ chế “một cửa, một dấu”, chỉ mất từ 5- 7 ngày. Cơ chế “một cửa, một dấu” không những tạo thuận lợi mà còn góp phần hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh trong quá trình giao dịch của DN, nhà đầu tư với cơ quan công quyền. Tiên phong thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu”, Bình Dương đã vươn lên vị trí số một trong cả nước về cải cách hành chính.
Nói về tinh thần trọng thị, luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện cho DN, nhà đầu tư, ông Hồ Minh Phương chia sẻ: “Theo tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước, khi đến họ thường coi nội bộ ra sao, cách đối xử của chính quyền với DN ra sao. Mình đối xử tốt với người ta rồi, tiếng thơm bao giờ cũng bay xa. Đất lành, chim đậu. Mình làm tốt, nhà đầu tư họ truyền tai với nhau, chính vì thế các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản… rất coi trọng Bình Dương, xem tỉnh là điểm đến hấp dẫn…”.
Cho đến nay, tinh thần đồng hành với DN, nhà đầu tư với phương châm “Khó khăn của DN cũng là khó khăn của tỉnh. Thành công của DN cũng là thành công của tỉnh” vẫn luôn được cấp ủy, chính quyền đặc biệt coi trọng. Công tác cải cách thủ tục hành chính của Bình Dương thời gian qua đã được ghi nhận với những thứ hạng cao trong cả nước về các chỉ số như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI)... Đó cũng là lý do để Bình Dương tiếp tục bứt phá trong thu hút đầu tư, trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng đối với các DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nói như ông Hồ Minh Phương: “Tiếng thơm bao giờ cũng bay xa…”.
Nói về tinh thần trọng thị, luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện cho DN, nhà đầu tư, ông Hồ Minh Phương chia sẻ: “Theo tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với DN, nhà đầu tư trong và ngoài nước, khi đến họ thường coi nội bộ ra sao, cách đối xử của chính quyền với DN ra sao. Mình đối xử tốt với người ta rồi, tiếng thơm bao giờ cũng bay xa. Đất lành, chim đậu. Mình làm tốt, nhà đầu tư họ truyền tai với nhau, chính vì thế các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… rất coi trọng Bình Dương, xem tỉnh là điểm đến hấp dẫn…”.