Trong buổi sáng của ngày làm việcthứ hai kỳ họp lần thứ 18 - HĐND tỉnh khóa VII,Đónggópnhiềuýkiếnthiếtthựcvàonghịquyếđài craven tham gia thảo luận tại hộitrường các đại biểu (ĐB) đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào các tờ trìnhvà dự thảo nghị quyết.
Tình hình an ninh trật tự còn phứctạp
Theođánh giá của UBMTTQ VN tỉnh, trong năm 2010 tình hình tội phạm và tệ nạn xã hộiđã được kiềm chế, đây là điều đáng mừng nhưng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, trongđó nổi lên tình trạng trộm cắp, lừa đảo, cướp giật có yếu tố côn đồ, hung hãncủa các loại tội phạm, làm suy giảm đạo đức trong xã hội. Tội phạm hiện naythường sử dụng hung khí như mã tấu, kiếm để gây án, trong khi đó vũ khí trangbị cho cảnh sát khu vực còn hạn chế sẽ rất khó để trấn áp tội phạm.
Các đại biểu trao đổi trong giờ giảilao (Ảnh: Quốc Chiến)
Liênquan đến các chính sách bảo đảm và hỗ trợ phong trào tự quản của quần chúngxung kích bắt cướp, tự quản về an toàn giao thông... ĐB Hoàng Thị Ngọc Thủy bănkhoăn: “Tôi rất lo lắng về tình hình bạo lực trong xã hội hiện nay, thanh thiếuniên ở nơi công cộng chỉ cần một cái nhìn hay một cử chỉ nhỏ không hài lòng làsẵn sàng hành xử theo lối côn đồ. Trong khi đó, những người tham gia phong tràoquần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc lại không được hỗ trợ về chính sách để độngviên. Tôi đề nghị trong năm tới, HĐND tỉnh cần có một nghị quyết và xây dựngchế độ chính sách cho những người tham gia phong trào này”. ĐB Nguyễn Văn Kháicũng lo lắng không kém về tình hình tội phạm hiện nay đang có chiều hướng phứctạp, không chỉ ở vùng đô thị mà đã về đến tận vùng nông thôn.
Đơn thư khiếu nại còn nhiều
Tạibuổi thảo luận, ĐB Nguyễn Ngọc Sơn quan tâm đến vấn đề giải quyết đơn thư khiếunại, bởi tình trạng khiếu nại trong năm 2010 không giảm mà còn tăng, nhiều vấnđề đã được cơ quan chức năng giải quyết nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại. ĐB Sơncho rằng, có một số quy định trong văn bản pháp quy chưa chặt chẽ và quá trìnhgiải tỏa đền bù chưa hợp lý, áp giá chưa phù hợp đã dẫn đến người dân phảikhiếu nại. “Đơn cử như con đường Nguyễn Tri Phương mới mở, trong áp giá đền bùlại theo giá của đường mới (vị trí 1) mà không áp theo giá của đường cũ là CáchMạng Tháng 8 (vị trí 2, 3, 4) bởi dù là vị trí 2, 3 hay 4 của đường cũ vẫn caohơn giá vị trí 1 của đường mới. Trong khi đó, người dân từ trước tới nay đóngthuế đất lại được áp theo giá của đường Cách Mạng Tháng 8. Nếu không có sự điềuchỉnh và giải quyết kịp thời tôi e sẽ trở thành con đường Nguyễn Thị Minh Khaithứ 2”, ĐB Sơn lo lắng. Hay như tại khu biệt thự Phú Thịnh việc lấy đất cũngkhông hợp tình hợp lý để người dân hơn 20 năm canh tác nay lại trắng tay, nênviệc khiếu kiện kéo dài là không tránh khỏi.
TheoĐB Thủy, trong dự thảo nghị quyết còn thiếu mảng pháp chế, một số ý kiến đónggóp rất sâu sát như về công tác môi trường cần phải hậu kiểm và kiên quyết xửlý những đơn vị gây ô nhiễm thì lại không được đưa vào dự thảo. Về vấn đề ápgiá trong đền bù giải tỏa cũng chưa hợp lý là nguyên nhân xảy ra khiếu kiệnnhiều và kéo dài.
Quan tâm hơn đến đối tượng CNLĐ
Vớisố lượng công nhân lao động (CNLĐ) nhập cư trên địa bàn tỉnh cao và tình hìnhgiá cả các nhu yếu phẩm sinh hoạt tăng như hiện nay, nhiều ĐB quan tâm đến việcđời sống của CNLĐ bấp bênh theo giá cả lên xuống. Theo ĐB Đặng Lan Hoa, hiệnnay ở Bình Dương hệ thống siêu thị đang phát triển mạnh, do vậy cần sớm thựchiện, mở rộng các dự án, vùng trồng rau sạch, quy hoạch vùng chăn nuôi để bảođảm cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng. ĐB Hoa cũng đề nghị để có giải phápthu hút đầu tư hiệu quả, kinh tế phát triển bền vững thì cần phải quan tâm hơnnữa đến đời sống của người lao động. Đó là việc đầu tư các nhà trẻ, trường mẫugiáo ở gần các khu công nghiệp, xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; xây dựngcác điểm khám chữa bệnh bằng BHYT cho công nhân; xây dựng nhiều điểm bán hàngthực phẩm tươi sống phục vụ công nhân ở các KCN nhằm bảo đảm cho công nhân cóđược bữa ăn an toàn, hợp vệ sinh; cần nhanh chóng xóa tình trạng điện, nước giácao ở các khu nhà trọ...
Cái nào có lợi nhất cho dân thì ápdụng
ĐBNguyễn Thị Điền cho rằng, cần phải xem xét về chính sách miễn giảm về đất đaiđối với các chương trình xã hội hóa các dịch vụ phúc lợi xã hội. Xã hội hóađang là nhu cầu cần thiết và bức xúc, nhất là ở khu vực đô thị, khu công nghiệphơn là khu vực nông thôn. Theo ĐB Nguyễn Thị Điền, xã hội hóa ở vùng nông thônkhó kêu gọi đầu tư hơn vùng đô thị, chẳng hạn như số học sinh mẫu giáo/lớp họcở vùng nông thôn bao giờ cũng ít hơn ở đô thị, trong khi đó giá thuê đất ở đôthị lại cao hơn nông thôn nên cần xem xét để không có sự phân biệt giữa cácvùng khác nhau trong vấn đề này. Hiện nay, ở Dĩ An có khoảng 80 cơ sở giáo dụcmầm non thuộc dạng xã hội hóa, nhưng phần lớn là các cơ sở nhỏ vì họ không dámđầu tư khi chính sách chưa thỏa đáng.
Giảithích thêm một số vấn đề các ĐB đang băn khoăn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn HoàngSơn, cho biết đối với bảng giá đất thì áp dụng theo khung Chính phủ đưa ra vàhiện nay tỉnh có tăng vượt khung 20% (được phép tăng) cũng chỉ dựa trên 2 nghĩavụ là người dân đóng thuế cho Nhà nước và Nhà nước đền bù cho dân khi có quyhoạch, giải tỏa... Vì thế, UBND tỉnh đã rất cân nhắc đến lợi ích của người dângiữa 2 vấn đề này. Còn việc áp giá đền bù cho dân khi vị trí đất được chiếutheo nhiều con đường thì trên tinh thần là áp giá trị nào cao nhất, có lợi chodân nhất. Về lĩnh vực xã hội hóa, ông Sơn cho rằng Chính phủ cho phép miễn giảmtới đâu thì chúng ta làm tối đa tới đó và trên tinh thần là khuyến khích xã hộihóa các dịch vụ phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân. Còn khai tháckhoáng sản thì chỉ tạm ngưng xem xét cấp mới chứ không phải tạm ngưng khai thácvì nếu ngưng khai thác thì giá các loại nguyên liệu trong tỉnh sẽ tăng cao. Đólà chưa nói tới việc ưu tiên cho các dự án khai thác phục vụ việc xây dựng cáccông trình ở địa phương và những đơn vị đã được cấp phép trước đây và họ đã đầutư xây dựng nhà máy để có nguyên liệu sản xuất.
NHÓM PVCT