Emergency SOS (cuộc gọi khẩn cấp) là một tính năng an toàn mới,ínhnăngthúvịnhấttrêniPhonecóthểphảntácdụkèo trực tuyến thực hiện thông qua kết nối vệ tinh trên iPhone 14 series. Nó cho phép người dùng liên lạc đến các dịch vụ cứu hộ khẩn cấp, ngay cả khi ở ngoài khu vực phủ sóng di động hoặc Wi-Fi.
Apple khẳng định rằng gọi vệ tinh sẽ giúp iPhone trở thành một trong những smartphone đi đầu trong việc bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cứu hộ cho rằng tính năng này cũng có thể phản tác dụng bởi cảm giác an toàn giả tạo mà nó mang đến.
Chưa hoàn toàn đáng tin cậy
Apple cho biết tính năng Emergency SOS được ra mắt vào tháng 11 tới đây có thể giúp người dùng kết nối với các dịch vụ khẩn cấp ngoài phạm vi phủ sóng di động và Wi-Fi.
Tuy nhiên, công ty lưu ý rằng trong điều kiện lý tưởng, một tin nhắn qua vệ tinh có thể mất từ 15 giây tới 1 phút để gửi.
Chính Apple cũng khẳng định tính năng gọi vệ tinh trên iPhone 14 không phải lúc nào cũng hoạt động. Ảnh: Sascha Brodsky. |
Nếu người dùng đang ở nơi có cây cối rậm rạp hoặc bị bao quanh bởi nhiều vật cản như rừng, hang động hay hẻm núi, tính năng này khả năng cao sẽ không hoạt động.
“Tính năng vệ tinh sẽ hoàn toàn vô dụng trừ khi người dùng thực sự hiểu cách nó hoạt động. Hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều cách dự phòng để liên lạc, chẳng hạn như radio hai chiều”, Christopher Boyer, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc gia Mỹ, nói với Digital Trends.
“Người dùng smartphone cần hiểu rằng tính năng này không phải lúc nào cũng hoạt động. Họ nên sử dụng nó một cách có trách nhiệm”, Bruce Jones, chuyên gia tại Midland Radio - công ty sản xuất thiết bị liên lạc hai chiều và công nghệ cảnh báo khẩn cấp, nhận định.
Không phải là “kim bài miễn tử”
Những nhà cứu hộ thường xuyên phải đối phó với các cuộc gọi khẩn cấp từ những người thám hiểm bỏ ngoài tai cảnh báo và chuốc lấy rắc rối, ông Jones cho biết.
Một số thành phố sẽ tính phí cứu hộ rất cao nếu người gặp nạn bỏ ngoài tai các cảnh báo. “Gọi vệ tinh không phải là “kim bài miễn tử” cho những người thiếu kiến thức”, ông nói thêm.
Những người leo núi lập luận rằng các công nghệ an toàn như đèn hiệu cứu hộ vệ tinh, có thể cảnh báo và hướng dẫn những người cứu hộ đến với những nhà thám hiểm gặp khó khăn.
Ông Bruce Jones, chuyên gia tại công ty sản xuất thiết bị liên lạc Midland Radio. Ảnh: MidlandUSA. |
Tuy nhiên, công nghệ này có thể là một “cửa tử” đối với những nhà thám hiểm thiếu kinh nghiệm và không có sự chuẩn bị.
Trên thực tế, các thiết bị vệ tinh cứu được rất nhiều người. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết kể từ khi được đưa hoạt động năm 1982, các vệ tinh của họ đã hỗ trợ hơn 48.000 cuộc giải cứu trên toàn thế giới.
Mới đây, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska Air đã giải cứu thành công một nhà thám hiểm bị thương cách thành phố Anchorage khoảng 48 km về phía Đông Bắc. Người này đã nhắn tin nhờ trợ giúp bằng cách sử dụng thiết bị liên lạc vệ tinh.
“Cuộc giải cứu này một lần nữa chứng minh sự tiện ích của thiết bị liên lạc vệ tinh hai chiều đối với các nhà thám hiểm”, ông Jeffrey Hamilton, Đại tá Vệ binh Quốc gia Alaska Air cho biết trong một thông cáo báo chí.
Chưa thể thay thế thiết bị chuyên dụng
Harding Bush, một cựu Biệt kích Hải quân Mỹ (Navy SEAL), đồng thời là quản lý của dịch vụ ứng phó khẩn cấp Global Rescue, cho biết những người đam mê thể thao mạo hiểm không nên thay thế các thiết bị liên lạc vệ tinh truyền thống bằng iPhone 14.
Ông chỉ ra rằng các thiết bị liên lạc vệ tinh cho phép người dùng gửi tin nhắn SMS và e-mail cho bất kỳ ai chứ không bị giới hạn trong các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp 911 của thành phố địa phương.
So với thiết bị liên tạc vệ tinh truyền thống, iPhone 14 vẫn còn nhiều thiếu sót đáng kể. Ảnh: Andy Zahn. |
“Thiết bị liên lạc vệ tinh truyền thống thường có tính năng giúp người nhận tin nhắn theo dõi chuyển động và vị trí của người gặp nạn bằng đồ họa bản đồ, bao gồm vị trí, tọa độ địa lý, hướng di chuyển, và tốc độ di chuyển của người gửi”, ông Bush nói thêm.
Cựu quân nhân cũng cho rằng dù chức năng gọi vệ tinh của điện thoại thông minh có thể rất tiện lợi, chúng không thể nào thay thế những thiết bị theo dõi và liên lạc vệ tinh truyền thống.
Ông Boyer cảnh báo rằng thay vì quá tự tin với tính năng mới của iPhone 14, nhà thám hiểm nên được đào tạo để sử dụng bản đồ, la bàn và mang theo chúng bên mình, cũng như trang bị cho bản thân kiến thức an toàn khi đi phiêu lưu.
(Theo Zing)
iOS 16 được cho là nguyên nhân khiến iPhone bị hao pin đáng kể sau khi cập nhật.