Động lực phát triển bất động sản từ tầm nhìn quy hoạch
Năm 2002,ấtđộngsảnHộiAnđónchukỳtăngtrưởngmớivớisảnphẩmnàcup quoc gia phap dựa trên những lợi thế văn hóa, thiên nhiên, biển đảo của cả vùng, nhất là các di sản văn hóa thế giới: kinh thành Huế, phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, ông Paul Stoll - Tổng Giám đốc Furama Resort Đà Nẵng đã đưa ra ý tưởng thiết lập “Con đường di sản thế giới” ở miền Trung. Từ đó đến tháng 12/2006, ngành du lịch Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng đã thống nhất ký biên bản hợp tác liên kết du lịch hướng đến mục tiêu xây dựng 3 địa phương thành một điểm đến chung.
Sau gần 20 năm kể từ khi mối liên kết du lịch trở thành hiện thực, du lịch 3 địa phương, đặc biệt Quảng Nam, Đà Nẵng đã có những chuyển biến mạnh mẽ để trở thành trung tâm du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.
Quá trình hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, trọng tâm là Đà Nẵng và Quảng Nam, được Bộ VHTTDL cũng như Hiệp hội Du lịch Quảng Nam đánh giá là mô hình liên kết hiệu quả nhất trong các mô hình liên kết hiện nay ở Việt Nam.
Từ nền tảng phát triển vững chắc đó, TP. Hội An đang từng bước mở rộng không gian du lịch nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa du khách đến với vùng đất tâm điểm di sản. Theo dự thảo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hội An đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hội An sẽ mở rộng không gian phát triển đô thị và du lịch song song với bảo tồn di sản.
Đáng chú ý, từ vùng lõi di sản - phố cổ Hội An, toàn bộ khu vực phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà sẽ được quy hoạch trở thành khu vực phát triển du lịch gắn với hoạt động nông nghiệp; khu vực đô thị mới có chức năng giảm tải cho khu trung tâm lịch sử hiện hữu cũng như tạo điểm nhấn mới cho TP. Hội An năng động, hiện đại.
Việc đẩy mạnh quy hoạch theo hướng hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi, mở rộng không gian du lịch không chỉ kích thích sự phát triển bền vững cho 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng mà còn tạo ra sức bật kinh tế cho cả 2 thị trường. Đây cũng chính là động lực quan trọng để thị trường bất động sản Quảng Nam cũng như khu vực miền Trung khởi động mạnh mẽ, sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới đầy tiềm năng.
Đặt nền móng đón chu kỳ tăng trưởng
Tọa lạc tại trung tâm phường Thanh Hà - vùng trọng tâm mở rộng không gian du lịch tương lai của thành phố, được coi như “phố cổ mở rộng”, dự án Hoian Legacity sở hữu lợi thế vị trí đón đầu quy hoạch khi nằm tại điểm giao các tuyến giao thông huyết mạch: Đường 28/3 - Nguyễn Tất Thành - Điện Biên Phủ.
Từ trung tâm dự án Hoian Legacity, du khách có thể dễ dàng nhanh chóng kết nối tới các điểm đến du lịch nhanh chóng, thảnh thơi chỉ với 5 phút tới phố cổ Hội An với nhiều điểm tham quan như làng lụa, làng gốm Thanh Hà, 15 phút đến biển An Bàng, biển Hà My, 20 phút tới rừng dừa 7 mẫu, 40 phút tới sân bay Đà Nẵng và 60 phút tới Thánh địa Mỹ Sơn. Với riêng cư dân tương lai của đô thị Hoian Legacity, việc kết nối tới các tiện ích cư trú như bệnh viện, trường học, uỷ ban nhân dân đều thuận tiện với chưa đến 15 phút di chuyển.
Tâm điểm “vị trí vàng” còn giúp dự án Hoian Legacity hưởng lợi khi đường Điện Biên Phủ được quy hoạch mở rộng nối thẳng tới trung tâm phố cổ Hội An giúp rút ngắn một nửa thời gian di chuyển từ dự án đến phố cổ.
Ngoài ra, dự án còn được thừa hưởng đòn bẩy hạ tầng khi tuyến đường qua cầu Nguyễn Duy Hiệu (cầu Ông Điền) hoàn thành. Tuyến đường thông qua cầu Nguyễn Duy Hiệu mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển bất động sản khu vực khi giúp nối liền khu đô thị di sản và cung đường nghỉ dưỡng biển tỷ đô kết nối Đà Nẵng - Hội An. Việc sở hữu vị trí đón đầu quy hoạch sẽ là nền móng vững chắc cho tương lai và tiềm năng tăng giá vượt trội của dự án Hoian Legacity.
Đặc biệt, dự án Hoian Legacity sở hữu quỹ đất nền hiếm hoi tại TP. Hội An. Chủ đầu tư cho biết hiện dự án đang hoàn thiện hạ tầng. Bên cạnh đó, các sản phẩm multi-key villa đa công năng được phát triển tại dự án còn mang đến khả năng khai thác dòng tiền hiệu quả, giúp nhà đầu tư dễ dàng sử dụng đa mục đích, vừa thuận tiện sinh sống, vừa tối ưu khai thác kinh doanh dịch vụ, cho thuê lưu trú…
Theo chuyên gia tài chính - tiền tệ quốc gia, nếu so sánh về tốc độ tăng giá của các loại tài sản thì bất động sản tăng khủng khiếp nhất, 34 năm trở lại đây, giá vàng tăng 40 lần nhưng bất động sản đã tăng trung bình gấp 120 lần. Có thể thấy, bất động sản vẫn luôn là tài sản có sức tăng giá ổn định và bền bỉ, đặc biệt là các tài sản có pháp lý minh bạch, hội tụ lợi thế quy hoạch và có tiềm năng khai thác.
Giới chuyên gia cho rằng, hiện nay trong bối cảnh thị trường vàng đang đi về quỹ đạo ổn định, bất động sản sẽ trở lại là kênh trú ẩn ưu tiên. Theo đó, sản phẩm bất động sản pháp lý rõ ràng , công năng tối ưu cùng “lợi thế vàng” đón đầu quy hoạch sẽ mang tới tiềm năng tăng giá tốt, đón chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ngọc Minh