Kiên nhẫn làm nên sự nghiệp_tip vàng bóng đá

   Hệ thống ống nước “tựcung,ênnhẫnlàmnênsựnghiệtip vàng bóng đá tự cấp” do ông Kiệt sáng tạo giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việcthay nước cho cá

Có chí thì nên

Kiệt “cá dĩa” là tên thân mật mà bạn bè vẫn thường gọi, nócũng mang một cái gì đó của thương hiệu gắn liền với nghề nghiệp của ông. Xuấtthân từ gia đình nông dân nhưng chí hướng làm giàu của ông Võ Tấn Kiệt thì khôngdừng lại ở suy nghĩ của những người nông dân đơn thuần. Mơ ước vươn lên từchính mảnh đất thuần nông của mình đã cho ông trải nghiệm với nhiều nghề, từ trồngtrọt đến chăn nuôi. Trước khi nuôi cá dĩa, ông đã thử nghiệm với những con baba nuôi với số lượng nhiều để bỏ mối cho thương lái. Rồi một lần khi đến SàiGòn bán ba ba, ông loáng thoáng nghe người ta kháo nhau rằng nuôi cá dĩa lợinhuận nhiều. Vậy là ông về bàn với vợ đem 1 lượng vàng đi bán được 5 triệu đồngđể khởi nghiệp lại từ đầu. Đó là năm 2003, lúc này bắt đầu nổi lên phong tràonuôi cá dĩa. Tiếng là vậy chứ nuôi thành công thì không được mấy người.

Vừa làm vừa học nghề, ông đi đến nhiều nơi để học hỏi kinhnghiệm với con cá nuôi mới mẻ này. Nhớ lại thời đó ông nói: “Ngành nào có sáchcó vở chứ ngành nuôi cá dĩa thì vừa làm vừa rút kinh nghiệm là chính nên khôngcó mấy người nhiệt tình chỉ dẫn cho mình đâu. May có vài người bạn tốt đã hướngdẫn cho cách chăm sóc cơ bản. Từ đó đi từng bước một, tích lũy kinh nghiệm dầnrồi mở rộng ra”. Lấy ngắn nuôi dài, ban đầu ông đẩy mạnh việc đưa ra thị trườnglượng cá bột (cá vừa mới đẻ được vài ngày), sau đó xuất lứa lớn hơn, đến naytrong trang trại cá của ông có đủ các loại cá kích cỡ khác nhau, trừ chi phí,bình quân mỗi năm thu nhập từ đàn cá là hơn 1 tỷ đồng. Ông nói: “Thời thịnh củacá dĩa con trưởng thành (nuôi khoảng 9 tháng), sau khi cho ăn màu (nguyên bảnlà màu trắng nhưng sau khi cho ăn màu có thể cho ra màu đỏ, màu xanh lơ và màuvàng) giá phải hơn 1 triệu đồng/con, còn những con cá nhỏ thì vài trăm ngàn đồngtrở lên”. Cái khó của nghề này là làm sao nuôi cho cá sống được và sống khỏe chứkhông lo thu hồi lại vốn. Chỉ chúng tôi xem 1 hồ cá bệnh đang được xử lý thuốcđể điều trị, ông nói: “Sợ nhất là tình cảnh này thôi. Nhiều người mất cả chì lẫnchài cũng do không xử lý được sự cố bệnh tình của chúng”.

Tự tin với nghề

Ông Kiệt cho rằng mình may mắn vì từ khi tập tễnh bước vàonghề nuôi cá dĩa đến giờ dù thăng trầm thế nào thì ông cũng có lời. Ngay cả thờiđiểm này khi thị trường gần như chựng lại, giá cả tụt giảm thảm hại thì từng lôcá của ông vẫn được khách buôn đặt hàng không đủ để bán. Nhưng có lẽ ngoài cáimay mắn mà ông nói thì sự chuyên nghiệp, khéo léo, uy tín trong giao thươngchính là điều giúp ông thành công. Ngay cả việc gói hàng để chuyển đến thị trườngxa như Hà Nội, Hải Phòng ông cũng tính toán lượng nước, lượng cá hợp lý để khiđến nơi cá vẫn khỏe mạnh nên rất được bạn hàng tin tưởng.   Những đàn cá trưởngthành rực rỡ sắc màu

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, ông khẳng định một điều: “Nghềnày nếu không kiên nhẫn thì không làm được, vì nó làm cho mình nản lòng lắm”.Cái sự nản lòng lớn nhất trong việc nuôi cá dĩa là vô vàn những thứ bệnh màchúng có thể mắc phải. Nguyên nhân là do nguồn nước, do thức ăn, do môi trườngsống mà ngay cả ông là người đã lão luyện trong nghề cũng dám nói mình chỉ nắmchắc được chừng 70%. Chưa kể việc chăm sóc cá là rất cực. Lau thành hồ, cho cáăn, thay nước, theo dõi trạng thái cá để phát hiện bệnh nhằm can thiệp kịp thời…Quan sát cách thiết kế thành hồ và hệ thống ống nước phục vụ cho việc thay nướchồ cho cá, có thể thấy sự sáng tạo rất độc đáo trong cách làm việc của ông. Ôngtâm đắc: “Bảo đảm khó ai có thể thiết kế được”.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, ông còn là thành viên của HộiNông dân phường Chánh Nghĩa. Ông đã nhận được các bằng khen của UBND tỉnh vềnông dân sản xuất giỏi, được tôn vinh trang trại giỏi năm 2011 do Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức.

 NGỌC TRINH