Đây là đợt vắc xin thứ hai do Covax phân phối tới Việt Nam. Đợt đầu gồm 811.200 liều về tới Việt Nam ngày 1/4 vừa qua.
Sau khi hoàn tất kiểm định,ệtNamnhậnthêmgầntriệuliềuvắkqbd montpellier Bộ Y tế sẽ phân bổ nguồn vắc xin này cho tất cả các địa phương để thực hiện tiêm chủng cho 9 nhóm đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21.
Theo cam kết của Covax, từ nay đến đầu năm 2022 sẽ cung ứng cho Việt Nam gần 39 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19, đủ tiêm cho 19,4 triệu đối tượng thuộc 9 nhóm ưu tiên.
Sau 2 đợt tiêm từ ngày 8/3 đến nay, Việt Nam đã chích ngừa hơn 942.000 mũi vắc xin AstraZeneca tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó ghi nhận 1 trường hợp nữ điều dưỡng tại An Giang tử vong do sốc phản vệ.
Bộ Y tế yêu cầu, song song triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn tiêm chủng, các địa phương không được bỏ phí bất kỳ liều vắc xin nào.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán các nguồn vắc xin khác trên thế giới để đảm bảo đủ vắc xin tiêm chủng cho người dân.
Covax Facility là cơ chế tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19. Covax được lập ra bởi WHO, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng GAVI, UNICEFF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh CEPI và các nhà sản xuất vắc xin, nhiều quốc gia phát triển.
Covax được thiết lập nhằm đảm bảo cho các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin phòng Covid-19.
Hiện Covax có 92 thành viên, đã cung ứng hơn 38 triệu liều vắc xin của AstraZeneca, Pfizer và Viện huyết thanh Ấn Độ đến trên 100 quốc gia, trong đó 61 quốc gia thu nhập thấp được nhận vắc xin miễn phí.
Thúy Hạnh
Một nữ nhân viên y tế ở An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca. Đây là trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam.