Theđặtmụctiêuđếntuyểnsinhgiáodụcnghềnghiệpđạttriệungườinălucky88 fun.topo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của Việt Nam là phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người mỗi năm, nâng tỷ lệ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong tổng số quy mô tuyển sinh, trong đó có khoảng 20% được đào tạo theo các ngành, nghề trọng điểm.
Mục tiêu thứ hai là ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
Cùng đó, có 40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó khoảng từ 3 - 5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.
Ngoài ra, phấn đấu giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%; có ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.
VN đặt mục tiêu đến 2020 tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,6 triệu người/năm. Ảnh minh họa: Hạ Anh. |
Theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 1.917 cơ sở GDNN, trong đó 400 trường cao đẳng, 492 trường trung cấp, 1.025 trung tâm GDNN. Như vậy, so với năm 2018, giảm 37 cơ sở (giảm 1,2%), tính riêng các cơ sở GDNN công lập giảm khoảng 4,28%. Ước hết năm 2019 còn 1.904 cơ sở, trong đó các cơ sở GDNN công lập giảm 4,92% so với năm 2018.
Từ năm 2017 đến 2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định, một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm 2016. Trong 2 năm 2017 và 2018, cả nước đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm, trong đó: tuyển sinh cao đẳng, trung cấp hơn 540 ngàn người/năm; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6 triệu người/trên năm, đạt từ 100,2 -100,5%.
Theo bà Hà, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng. Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây cũng được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau THCS tại Việt Nam.
Hải Nguyên
- Theo thực tiễn tuyển sinh đào tạo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, Hà Nội hướng tới tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-75% vào năm 2020.