Ai cũng có tật xấu,óiquenxấukhiđilàmdễkhiếnbạnbịghéatlas – santos laguna đó là điều không thể phủ nhận. Tuy có thể không nhận ra nhưng một số thói quen của bạn có thể khiến đồng nghiệp khó chịu.
Vì lợi ích bản thân, hãy dành chút thời gian xem mình có mắc phải thói quen nào dưới đây không để kịp thời hạn chế lại nhé!
Phong thái của người chuyên nghiệp là luôn đúng giờ, sẵn sàng làm mọi công việc được giao.
"Điều đó chứng tỏ bạn không hề tôn trọng đồng nghiệp, những người đã đến đúng giờ nhưng phải chờ đợi", Vicky Oliver, tác giả cuốn "301 Smart Answers to Tough Interview Questions".
Bạn sẽ không thể chứng tỏ mình xứng đáng được thăng cấp nếu vài tuần lại nghỉ bệnh 1 lần.
Thực ra bạn không bao giờ nên ăn uống khi làm việc, tiếng giòn của thức ăn hay tiếng nhai nhóp nhép có thể khiến người xung quanh khó chịu.
Nên tránh những câu nói bi quan như "cái này làm không được", "nghe khó quá" hay "tôi không biết nên bắt đầu từ đâu".
Tương tự, phàn nàn quá nhiều cũng bị xem là không có thiện chí hợp tác.
Hay than thở về sếp, đồng nghiệp hay một công việc nào đó chỉ chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp. Nó còn tệ hơn nếu bạn cứ lặp lại mỗi ngày, từ sáng đến chiều tối.
Theo khảo sát từ CareerBuildervới những người sử dụng lao động, 62% cho biết họ ít có khả năng thăng cấp những nhân viên có thái độ tiêu cực.
Không có câu hỏi nào là "ngốc", chỉ có câu hỏi gây phiền phức. Việc hỏi những câu vớ vẩn cho thấy bạn không muốn làm công việc được giao.
Khi nhận công việc mới, hãy đưa ra những thắc mắc một cách khoa học, có tổ chức. Đừng bao giờ "phun" câu hỏi tới tấp khi vừa nhận công việc trên tay.
Bạn lúc nào cũng xả rác trong văn phòng hay làm tắc ống nước vì luôn nghĩ sẽ có người dọn dẹp, hay bàn làm việc lúc nào cũng để bừa bộn?
Nếu là phòng riêng hay kín thì không đến nỗi nào, nhưng sẽ ra sao nếu đó là không gian mở, nhiều người qua lại hay ngồi xung quanh?
Chắc chắn bạn sẽ bị xem là thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả và không tôn trọng người khác.
Theo Haefner, những người cẩu thả, ở dơ có thể đánh mất hình ảnh trong 36% các sếp.
Vì sao dùng điện thoại khi lái xe bị cấm? Vì không ai đủ tập trung vào 2 công việc cùng lúc cả.
Nhắn tin, lướt web,… trong cuộc họp cho thấy bạn không hề tập trung chút nào.
Hành động này quá thô lỗ. Nó cho người khác thấy bạn không có sự tôn trọng nào.
Có thể bạn muốn chia sẻ niềm vui của mình với người khác, nhưng đôi lúc điều đó diễn ra quá đà trở thành… khoe khoang.
Người khác có thể khó chịu khi bạn vuốt chải tóc ngay trên bàn làm việc. Nếu cần, hãy đến nhà vệ sinh hoặc phòng tắm.
Bên cạnh thái độ thì ngoại hình, cách ăn mặc cũng đóng vai trò quan trọng khi đến công sở. Người khác có thể "chạy mất dép" nếu thấy bạn đi làm mà ăn mặc quá cẩu thả, dơ bẩn.
Nên nhớ đây là công ty chứ không phải dã ngoại hay đi chơi, do đó một bộ đồ tươm tất, sạch sẽ luôn khiến bạn tự tin làm việc.
Không ai thấy năng lực của bạn nếu cứ mải nói về người yêu cũ, bạn trai mới quen hay những thứ tương tự như vậy.
Nên dành chúng để tâm sự khi ra khỏi văn phòng.
Chính trị khiến người ta chia rẽ, thì bàn về nó khi làm việc cũng có thể gây mâu thuẫn.
Bàn về chính trị khi làm việc có thể khiến bạn lẫn đồng nghiệp mất tập trung. Nếu lọt đến tai những ông sếp khó tính, bạn có thể bị đuổi việc.
Thảo luận khi làm việc không hề sai, nhưng nên thảo luận về công việc hơn là chính trị.
Có 2 kiểu "tò mò": một là khi bạn hỏi thăm về nhân viên mới, hai là lục lọi tập hồ sơ của sếp xem có gì thú vị.
Bạn nghĩ sao khi đang "hành sự" trong nhà vệ sinh mà bị người ngoài hỏi thăm, trò chuyện suốt buổi?
Bánh tráng, bánh quy hay trái cây, ăn nhiều quá cũng ngán nên đừng biến công ty thành nơi kinh doanh cho bản thân.
Một số doanh nghiệp cấm nhân viên mang đồ lên bán vì gây mất tập trung và khó xử (những ai không muốn mua mà cứ bị chào mời), nếu vi phạm sẽ bị sa thải.
Một số nhân viên thủ sẵn bia trong công ty để tổ chức nhậu nhẹt.
Nhưng bất kể bạn có hay nhậu ở ngoài, việc rượu bia trong công ty không bao giờ là ý tưởng hay.
Ngay cả khi bạn nói đúng, đồng nghiệp có thể nghe và cho rằng bạn đang phân biệt đối xử. Tốt nhất là nên tập trung vào công việc thay vì sân si ngoại hình.
Mở nhạc, nói chuyện lớn khi làm việc đều khiến bạn trở thành kẻ phiền phức nhất quả đất trong mắt đồng nghiệp.
Quá ồn ào có thể ảnh hưởng đến công việc, thậm chí là cả công ty nếu gần đó đang có cuộc điện thoại quan trọng.
Bạn không thể biết khi nào sếp đi ngang qua và nghe những cuộc tán dóc với gia đình hay bạn bè bên ngoài. Gọi về gia đình hay bạn bè (nếu không có chuyện quan trọng) trong giờ làm cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của bạn.
Ngoài ra, những chuyện tế nhị thì càng không nên gọi trong công ty nếu bạn không muốn cả phòng biết được sau một đêm.
Tốt nhất là tỏ thái độ thân thiện trước mọi người nếu không muốn gặp rắc rối.
Không gì bực bội hơn khi không gian của mình bị người khác chiếm lấy, chỉ còn chỗ cho… một chai nước.
Không chỉ là thói quen xấu, trong hầu hết doanh nghiệp chửi thề cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, mất bình tĩnh và không thể giải quyết tình huống. Các sếp cũng cần suy nghĩ nhiều hơn nếu muốn thăng chức một nhân viên hay chửi thề.
Lắc chìa khóa, bấm bút, rung đùi, liên tục mở điện thoại, nhai kẹo cao su, cắn móng tay, gãi đầu,… những thói quen có thể bạn không nhận thức nhưng làm người khác mất tập trung. Chúng cũng cho thấy sự chán nản của bạn.
Không tham gia các hoạt động do công ty tổ chức, ăn trưa cùng đồng nghiệp hay lấy cớ bệnh để tránh các buổi team building khiến bạn dễ bị ấn tượng là người không hợp tác, kiêu ngạo.
Một email không có tiêu đề, không cần thiết hay quá sơ sài cũng khiến bạn "mất điểm" trong mắt đồng nghiệp và các sếp.
Nếu mới đến công ty, hãy luôn giữ tâm trí cởi mở và thái độ tích cực. Nếu không, bạn sẽ gắn với danh hiệu "kẻ phán xét khó chịu".
Theo Business Insider, việc lúc nào cũng nhận xét gay gắt với đồng nghiệp cũng khiến bạn không thể cởi mở suy nghĩ đối với chính mình.