Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước trào lưu eSports toàn cầu_kết quả lượt trận đêm qua
Thể thao điện tử - ngành nghề giá tỷ đô
Khái niệm thể thao điện tử ra đời từ khá sớm,ơhộivàtháchthứccủaViệtNamtrướctràolưueSportstoàncầkết quả lượt trận đêm qua tuy nhiên vài năm trở lại đây cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng Internet toàn cầu, ngành này đang trở thành một xu thế phát triển giải trí thời đại. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường SuperData, thể thao điện tử eSports) đang có giá trị lên đến 892 triệu USD với tốc độ tăng trưởng 19% mỗi năm. Dự đoán trong năm 2017 này ngành eSports sẽ vượt mốc lịch sử, đạt giá trị 1 tỷ USD.
Phân bố giá trị của ngành này có lợi khá lớn cho khu vực châu Á khi châu lục mới nổi này xếp hạng 1 giá trị doanh thu với 328 triệu USD, Mỹ và châu Âu xếp sau với giá trị lần lượt là 275 triệu USD và 269 triệu USD.
Về bộ môn thi đấu, được ưa chuộng nhất trong thể thao điện tử là 2 game MOBA nổi tiếng League of Legends(Liên Minh Huyền Thoại) và Dota 2 xếp thứ 3 là game FPS kinh điển Counter Strike: Global Offensive.
Tại Việt Nam, ngoài 3 bộ môn xếp top kể trên còn có sự xuất hiện của nhiều môn thể thao điện tử khác như FIFA Online, World of Tanks, Đột Kích, Tập Kích… Thị trường đang tiến triển khá tốt với sự đầu tư ngày càng nhiều của các doanh nghiệp như giải VTC Mobile với VPL 2017, VEDvới hệ thống các giải Liên Minh Huyền Thoạitrong nước hay mới đây nhất là Samsung Championship dành cho Counter Strike: Global Offensive. Các kênh truyền hình trực tiếp các trận đấu cả ở mảng chuyên nghiệp như VETV và các nhóm nhỏ lẻ cũng dần tang chất lượng với sự hỗ trợ về công nghệ của các ông lớn như Twitch, YouTube Gaming.
Những lợi ích bất ngờ của thể thao điện tử
Cùng với sự tăng trưởng doanh thu của ngành thể thao điện tử là lợi ích tăng tỷ lệ thuận cho những đối tượng tham gia như game thủ, khán giả, nhà tài trợ, nhà tổ chức…
Theo thống kê của website chuyên theo dõi nhu nhập của các đấu thủ eSports chuyên nghiệpesportsearnings.comthì kỷ lục thu nhập thế giới hiện tại thuộc về Saahil "UNiVeRsE" Arora. Tuyển thủ chuyên nghiệp bộ môn Dota 2này đã kiếm được 2,7 triệu USD (tương đương 62 tỷ đồng) qua 61 giải đấu trong sự nghiệp, chưa kể tiền lương đội tuyển và hợp đồng quảng cáo. Việt Nam cũng có 2 gương mặt tiêu biểu là Quách Thành Vũ (QTV) và Trần Minh Nhựt (Archie) với tổng tiền thưởng thu về vượt mốc 33.000 USD (tương đương 750 triệu đồng).
Tuyển thủ thi đấu không phải là đối tượng duy nhất hưởng lợi. Thống kê cho thấy chỉ riêng giải đấu thế giới năm 2015, Liên Minh Huyền Thoạiđã thu hút đến 27 triệu người xem. Dota 2tổ chức giải thế giới tháng 8/2016 cũng đạt 20 triệu người xem online. Dự đoán của SuperData cho thấy với mức tăng trưởng 19% như những năm qua tập khán giả của thể thao điện tử sẽ lên đến 214 triệu và đạt mức 303 triệu năm 2019. Đây là những con số rất đẹp cho quảng cáo.
Chính vì tập khán giả khổng lồ này, rất nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại đầu tư vào thể thao điện tử. Các hãng lớn như CocaCola, Samsung đều quan tâm đến mảng này với mục đích quảng cáo và xa hơn nữa là đầu tư tài trợ đội tuyển. Samsung đã đạt được lợi ích truyền thông không nhỏ khi đội Samsung Whitecủa hãng này đoạt chức vô địch thế giới mùa 4 của Liên Minh Huyền Thoại. Kênh thể thao nổi tiếng ESPN cũng đã đầu tư vào việc đưa tin, phát sóng các trận đấu eSports trên kênh của mình. YouTube, đại gia về quảng cao online cũng đã mở mảng kinh doanh riêng YouTube Gaming nhằm hỗ trợ phát sóng trực tuyến chất lượng cao cho các giải đấu eSports.
Những lợi ích bất ngờ này đã thay đổi hoàn toàn quan niệm về game của Trung Quốc. Chỉ vài năm trước những trung tâm “cai nghiện game” mọc lên như nấm nhằm giúp giới trẻ đất nước đông dân nhất thế giới này từ bỏ game. Nhưng đến năm nay, bắt đầu có sự thay đổi trào lưu khi thay vào đó là hàng loạt trường dạy trở thành tuyển thủ eSports đang dần hình thành. Trung Quốc cũng là nước có nhiều đội tuyển eSports xếp thứ hạng cao trong nhiều bộ môn như Dota 2, Counter Strike: Global Offensive. Đất nước đông dân thứ 2 là Ấn Độ cũng đang có những bước đi của mình khi đưa ra dự án đầu tư hàng triệu USD để phát triển thể thao điện tử hồi đầu năm nay.
Tiềm lực thể thao điện tử của Việt Nam
Xem qua hành trình phát triển thể thao điện tử của Việt Nam những năm qua cho thấy một sức mạnh tiềm tàng khá lớn. Nhiều chiến thắng tại đấu trường quốc tế thuộc về các đội đến từ Việt Nam như World of Tankshạng 4 giải thế giới World Cyber Games 2012, vô địch FIFA Online 3SEA Invitational, đội Đột KíchViệt Nam giành ngôi á quân World Cyber Games 2012.
Tuy nhiên do ở buổi đầu phát triển vẫn còn thiếu đầu tư và nhà tài trợ nên các thành tích cao chỉ mang tính nhất thời và sau đó hạ nhiệt nhanh chóng. Nhiều tài năng đã phải ngậm ngùi rời bỏ ước mơ trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp vì không tìm được nhà tài trợ hoặc tổ chức đầu tư nuôi đội tuyển. Một số ít thi đấu cho các đội nước ngoài như SofM(Liên Minh Huyền Thoại) thi đấu cho Snake eSports của Trung Quốc hay crazyguy (Counter Strike: Global Offensive) thi đấu cho Recca của Indonesia.
Điều này dự kiến sẽ thay đội trong năm 2017 cùng với sự phát triển chung của thể thao điện tử thế giới, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đang có định hướng đầu tư cho eSports tại Việt Nam. Thị trường nội địa đang đứng trước cơ hội và thách thức mới.
Thể thao điện tử Việt 2017 sự phát triển phong phú
Thể thao điện tử Việt Nam đã có hành trình phát triển nhất định, nhất là khi thị trường của bộ môn FPS đang phát triển mạnh đang trở thành xu thế của năm 2017. Sức mạnh của Việt Nam hiện được khai phá từ những ông lớn phát hành game nắm trong tay các sản phẩm và thế mạnh riêng về thể thao điện tử.
Đầu tiên là ông lớn VTC Gamenắm trong tay sản phẩm Đột Kích với các team đại diện Việt Nam duy trì thành tích thi đấu tại giải thế giới CFS hàng năm. Đây cũng là sản phẩm FPS lớn mạnh nhất tại thị trường Việt Nam tính đến nay với hệ thống giải đấu ổn định, thường xuyên. Bên cạnh đó NPH này cũng đầu tư thêm hàng loạt sản phẩm FPS khác cũng với định hướng eSports khá mạnh.
Garena Việt Nam cũng là cái tên nổi tiếng tại Việt Nam khi nắm sản phẩm eSports Liên Minh Huyền Thoạirất thành công. Nhà phát hành này gần đây cũng bước sang mảng FPS với Chiến Dịch Huyền Thoạivà sản phẩm mới nhất là Tác Chiến. Tuy nhiên định hướng eSports dành cho 2 game FPS này vẫn chưa được Garena thể hiện rõ.
Sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến VNG, nhà phát hành game được xem là thành công nhất tại thị trường Việt Nam. Ông lớn này cũng đầu tư sang mảng eSports FPS với tựa game CF Legendsđược xem như phiên bản trên di động của Đột Kích. Đây được kỳ vọng sẽ là một tâm điểm mới để phát triển eSports trong thời đại công nghệ di động phát triển mạnh hiện nay.
Nhà phát hành VTC Mobilecũng góp mặt vào thi phần thể thao điện tử FPS với giải đấu VPL 2017 được đầu tư chi phí đến 23 tỷ và giải thưởng đến 2 tỷ đồng dành cho game FPS. Đây cũng là một giải đấu thể thao điện tử được tổ chức quy mô với sự tham gia của các kênh truyền hình và báo chí.
Cơ hội trong tầm tay cho thể thao điện tử Việt Nam
Chính sự phong phú và nhiều lựa chọn từ thị trường FPS trong nước sẽ kích thích thể thao điện tử hạng phong trào phát triển. Với các giải đấu quy mô vừa và nhỏ nhưng được đầu tư về số lượng và mật độ sẽ tạo ra một môi trường thi đấu cạnh tranh, cọ xát liên tục trong khi đó những giải đấu lớn hang năm sẽ chọn lọc các nhân tài nổi trội phát triển lên chuyên nghiệp. Đây chính là bước hình thành nền tảng của thể thao điển tử thành tích cao khi có một nguồn cung nhân lực dồi dào từ hạng phong trào.
Chính sự chắt lọc từ cộng đồng phong trào này sẽ là bước thức tỉnh khả năng tiềm tàng về thể thao điện tử của người Việt. Với sự đầu tư và tài trợ đúng mức từ các doanh nghiệp, nhà phát hành game sẽ ươm mầm cho các tài năng được phát hiện, bồi dưỡng và trở thành những tuyển thủ chuyên nghiệp có chất lượng.