Sai lầm khi tăng sức đề kháng cho trẻ bằng vitamin C mà các mẹ vẫn 'hồn nhiên' áp dụng_feyenoord ajax
TheầmkhităngsứcđềkhángchotrẻbằngvitaminCmàcácmẹvẫnhồnnhiênápdụfeyenoord ajaxo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, hầu như mẹ nào cũng biết tầm quan trọng của việc tăng cường sức đề kháng cho con bằng vitamin C. Nhưng không phải cứ bổ sung vitamin C là tốt và loại vitamin C nào cũng giống nhau. Thậm chí, còn nhiều những thói quen phổ biến khácnhưng thực ra lại là những sai lầm, vô tình có thể gây hại đến sức khỏe của con.
Dưới đây là những sai lầm các mẹ thường mắc phải khi tăng sức đề kháng cho con PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo không nên mắc phải.
Sai lầm 1: Bổ sung vitamin C hàng ngày cơ thể trẻ sẽ không tự tạo sức đề kháng được? Sẽ khiến trẻ bị “lờn thuốc”?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, nhiều bậc phụ huynh đã phần nào nhận thức được vai trò của vitamin C với sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, cũng có không ít mẹ cho rằng, nếu cứ cho con uống bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ khiến con bị “lờn thuốc”. Thậm chí lâu ngày cơ thể con sẽ không tự sản sinh kháng thể, suy yếu hệ miễn dịch và bị phụ thuộc vào vitamin C (!?).
Thực tế, vitamin C chỉ hỗ trợ, kích thích hệ miễn dịch làm việc tốt hơn chứ không làm thay chức năng của hệ miễn dịch. Và khác hoàn toàn kháng sinh hay kháng virus, vitamin C là vi chất sẽ bị hao hụt mỗi ngày theo hoạt động của cơ thể (nước tiểu hoặc mồ hôi). Trong khi đó cơ thể lại không có khả năng tổng hợp được dưỡng chất này. Do đó, bổ sung vitamin C hàng ngày sẽ giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch của cơ thể mà hoàn toàn không làm phụ thuộc vào vitamin C, không làm mất khả năng tự tạo đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, cơ thể con người không thể tự sản sinh vitamin C mà cần phải được bổ sung từ bên ngoài vào.
Sai lầm 2: Chỉ khi con ốm mới bổ sung vitamin C
Nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng tăng cường sức đề kháng cho trẻ khi trẻ mắc bệnh và việc bổ sung vitamin C cũng sẽ kết thúc ngay sau khi trẻ hết các triệu chứng ốm.
Thực tế, khi trẻ mắc bệnh, vai trò của vitamin C sẽ giúp trẻ vượt bệnh nhanh hơn, nhưng nếu được bổ sung vitamin C hàng ngày thì vitamin C còn làm nhiệm vụ ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho trẻ. Vì vậy, mẹ nên bổ sung vitamin C hàng ngày cho trẻ để củng cố hàng rào miễn dịch vững chắc.
Sai lầm 3: Chỉ tập trung cho trẻ ăn, uống nước ép quả chua
Mẹ thường nghĩ các loại quả có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... chứa nhiều vitamin C nên ép con nạp thật nhiều loại quả này. Song thực tế, các quả này ngoài vitamin C (axit ascorbic) còn chứa nhiều axit chanh (axit citric). Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày…Nhất là khi trẻ ốm, việc ăn uống gặp khó khăn hơn bình thường, tính axit trong các loại hoa quả chua này còn dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc cũng như hồi phục của trẻ.
Sai lầm 4: Bổ sung vô tội vạ hoặc quá hời hợt
Bổ sung quá nhiều loại dưỡng chất ở hàm lượng cao cùng lúc là sai lầm của nhiều mẹ Việt có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ vì có những dưỡng chất sẽ tích tụ theo thời gian và trở nên dư thừa. Chẳng hạn như thừa vitamin K gây tan máu và vàng da. Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận…Do đó, mọi vi chất bổ sung cho trẻ, mẹ đều cần tính toán hàm lượng, mức độ cần thiết và đặc điểm vi chất một cách cẩn thận.
Ngược lại với tâm lý thái quá, nhiều mẹ Việt do yếu tố khách quan hoặc chủ quan lại chưa chú trọng đến việc bổ sung vitamin C cho trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là đặc điểm: mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh con, con đi lớp hoặc kén ăn, khó uống ở trẻ…
Hệ miễn dịch của trẻ từ sơ sinh cho đến 5 tuổi còn rất non nớt, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa dễ khiến trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: ho cảm, sốt virus, sốt xuất huyết…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy, vitamin C là dưỡng chất mẹ cần đặc biệt chú trọng để bổ sung đúng và đủ cho con hàng ngày.
Mách mẹ cách bổ sung vitamin C hiệu quả cho con
Để bổ sung lượng C tự nhiên cần thiết, mẹ có thể cung cấp qua thực đơn ăn uống hằng ngày bằng hoa quả. Theo nghiên cứu, hàm lượng C trong Acerola cherry được chứng minh là cao nhất thế giới (gấp 31 lần trong cam, 35 lần dứa, 46 lần xoài…). Khác với các loại Vitamin C tổng hợp thông thường có tính axit, gây khó chịu cho dạ dày, Acerola Cherry có độ chua (pH) trung tính, nên rất an toàn với đường tiêu hóa non nớt của trẻ.
Acerola cherry – Nữ hoàng Vitamin C tự nhiên
Không chỉ là 'nữ hoàng Vitamin C' tự nhiên, Acerola cherry còn chứa hàm lượng lớn Rutin. Đây là một loại Viatmin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, tăng sức bền thành mạch, chống xuất huyết và chảy máu cam. Chính vì thế, sự kết hợp hoàn hảo giữa Vitamin C và Rutin trong Acerola cherry sẽ mang lại hiệu quả vượt trội: vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa bảo vệ thành mạch, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa các biến chứng xuất huyết.
Thanh Loan
Loại quả người Việt cho là độc nhưng ở Nhật Bản coi như thần dược
Cà pháo được chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng như ăn sống chấm với mắm tôm, muối xổi ăn tái, dầm tương hay muối nén, xào, kho... tùy theo từng vùng miền.