Nhà hàng cam kết không tiêu thụ thịt thú rừng và chim hoang dã
Trong khuôn khổ đợt vận động cộng đồng chung tay ngăn chặn tiêu thụ trái phép động,ácnhàhàngchungtayngănchặntiêuthụđộngvậthoangdãkeo nha cai.men thực vật hoang dã nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, đã có hơn 150 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 4 tỉnh bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, VQG Cát Tiên ký cam kết “nói không" với việc sử dụng tiêu thụ thịt thú rừng và chim hoang dã trong hoạt động kinh doanh.
Tại hội thảo phổ biến Pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã diễn ra vào ngày 7/7/2022, ông Đoàn Anh Tùng, Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Thung lũng Vàng Đà Lạt, chia sẻ: “Trong nhiều năm kinh doanh dịch vụ nhà hàng, nhiều khách địa phương và khách du lịch muốn được trải nghiệm các món ăn “đặc sản" từ thú rừng, dù các loại đặc sản này có giá rất cao. Mặc dù biết rõ có những địa chỉ cung cấp sản phẩm này, chúng tôi cũng từ chối phục vụ.”
Đối với ông, việc tuân thủ pháp luật, ngăn chặn tình trạng buôn bán, tiêu thụ động vật trái phép là nguyên tắc bắt buộc trong kinh doanh. “Không thể chỉ chạy theo lợi nhuận mà cố tình vi phạm pháp luật được, tôi luôn khẳng định quan điểm làm ăn của mình với cả những hộ thân quen. Cầu và cung có liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu mình không bán, các nhà hàng khác cũng không bán, thì khách hàng không thể yêu cầu!”
Nỗ lực nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và quan niệm xã hội
Việt Nam dù là một trong những quốc gia có hệ đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, tuy nhiên sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nông nghiệp, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; và đặc biệt là nạn săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật hoang dã đã gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, làm sụt giảm số loài hiện có. Để có thể thúc đẩy quá trình khôi phục các loài quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh thái, việc thay đổi hành vi, nhận thức của cộng đồng là vô cùng thiết yếu.
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hằng - Trưởng tiểu hợp phần Giảm cầu tiêu thụ ĐVHD (thuộc Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tổ chức WWF-Việt Nam) cho biết, khảo sát do WWF-Việt Nam thực hiện trong năm 2021 - 2022 cho thấy, các quán ăn, nhà hàng là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã. Khoảng 60% sản lượng thịt thú rừng bị săn bắt trái phép, giết thịt và đưa đến người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát thông qua kênh nhà hàng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính từ nhận thức sai lệch và thói quen tiêu dùng của nhiều người. Họ vẫn đang lầm tưởng rằng thịt thú rừng có thể sử dụng thay thế những loại thuốc bổ đặc biệt tăng cường sức khỏe. Không chỉ khỉ, vọoc, nai, mèo rừng,... bị săn bắn giết thịt, nhiều loài chim quý hiếm và các loài thú rừng khác cũng bị săn bắt, lấy xương, mỏ để sản xuất sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ, làm quà tặng du lịch,...
Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế hoan nghênh các nhà hàng tham gia cam kết và bày tỏ kỳ vọng tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng và cộng đồng để chung tay ngăn chặn việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã trái phép. Ông Tuấn chia sẻ tại sự kiện mới diễn ra tại Thừa Thiên Huế ngày 28/7: “Tôi rất vui mừng khi lần đầu tiên được chứng kiến số lượng lớn các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tham dự và ký cam kết hành động bảo tồn động vật hoang dã. Tôi cũng xin cảm ơn Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” VFBC do USAID tài trợ, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam, các cơ quan trung ương và các cơ quan có liên quan đã phối hợp tổ chức những sự kiện đầy ý nghĩa trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh”.
Tại chuỗi các sự kiện này, diện các cơ quan chức năng cũng cam kết sẽ đồng hành và tăng cường sự phối hợp với WWF-Việt Nam và các tổ chức, dự án liên quan trong các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo vệ các loài ĐVHD quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.