Trong ngôi nhà hiện đại,ócnhọnvàcộtdầmphòngkháchlàmkhổgiachủhoágiảibằngcáchnàkqbd c3 để đáp ứng mục tiêu không gian trong thiết kế kiến trúc, phòng khách sẽ có những góc nhọn và cột dầm. Điều này không những không tốt về cảm quan, tạo áp lực cho các thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến phong thuỷ của cả ngôi nhà.
Để không gian phòng khách không mất đi sự hài hoà, thống nhất trong thiết kế cũng như giải toả áp lực trên phương diện phong thuỷ học, gia chủ cần biết những cách hoá giải góc nhọn.
Tủ gỗ
Để lấp bằng góc nhọn trong phòng khách, gia chủ có thể sử dụng tủ gỗ. Trong trường hợp này, tủ gỗ cao hoặc thấp đều đạt được mục tiêu hoá giải góc nhọn xung xạ.
Cây cảnh
Ngoài tủ gỗ, gia chủ có thể đặt chậu cây cảnh cao và tán lá rậm rạp ở góc nhọn. Theo phong thuỷ học, đây là phương pháp làm giảm sự ảnh hưởng của góc nhọn trong không gian quan trọng như phòng khách.
Đặt cây cảnh ở góc nhọn trong phòng khách để hoá sát. (Ảnh minh hoạ) |
Bể cá
Trong phong thuỷ, bể cá là một trong những cách thường được sử dụng để hoá sát. Đặt bể cá ở vị trí góc nhọn trong phòng khách có thể làm khí ở góc này xoay chuyển vào các vùng không gian trống. Phương án này vừa đạt mục đích thẩm mỹ vừa phù hợp nguyên lý phong thuỷ.
Bể cá thường được sử dụng để hoá sát. (Ảnh minh hoạ) |
Tường gỗ, treo tranh
Để bịt kín hoàn toàn góc nhọn trong phòng khách, gia chủ có thể sử dụng tường gỗ, sau đó treo một bức tranh sơn thuỷ lên đó. Nên dùng tranh mặt trời mọc sau rặng núi để hoá sát bởi hình ảnh núi cao có thể trấn áp góc nhọn.
Bình hoa gỗ hình cung
Ngoài những cách trên, gia chủ có thể đào một lỗ rỗng ở chính giữa góc nhọn trên nền, đặt nhiều bình hoa gỗ hình vòng cung, chậu hoa tươi hoặc đồ vật nhỏ rồi dùng đèn chiếu sáng.
Trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà nói chung và phòng khách nói riêng, cột và dầm là hai yếu tố không thể thiếu trong việc chống đỡ. Tuy nhiên, nếu cột và dầm xuất hiện ở những vị trí tạo ra sự trở ngại về phong thuỷ, gia chủ cũng cần phải hoá giải.
Cột trong phòng khách chủ yếu được phân thành 2 loại: Cột tường và cột độc lập.
Cột tường
Cột nối liền với tường gọi là cột tường. Trong thiết kế kiến trúc hiện đại, cột tường được sử dụng khá phổ biến.
Trên cột đa số sẽ có dầm ngang. Một số gia đình thường đặt sofa ở giữa hai cột để lợi dụng không gian nhưng nếu vị trí người ngồi có dầm ngang ở trên sẽ giống như bị đè nén, sức sống bị áp chế.
Cách trang trí cột tường vừa đạt thẩm mỹ vừa hợp phong thuỷ. (Ảnh minh hoạ) |
Nếu giữa hai cột đặt tủ trang trí như tủ sách hay tủ rượu, dù có dầm ngang đè xuống nhưng đối tượng bị áp chế ở đây là tủ chứ không phải người trong gia đình. Phương án này sẽ giúp cột và dầm liền thành một khối với các bộ phận khác của phòng khách.
Cột độc lập
So với cột tường, cột độc lập khó xử lý hơn rất nhiều. Cột độc lập xuất hiện trong phòng khách khiến cho tầm nhìn bị hạn chế, gây ra trở ngại cho các hoạt động trong không gian này.
Nếu cột độc lập cách tường không xa, gia chủ có thể dùng tấm gỗ hoặc tủ thấp nối liền cột đó với tường thành một khối. Tủ thấp giúp cho tầm nhìn thông suốt, không có cảm giác ngột ngạt, bức bối.
Cột độc lập không cách xa tường, có thể thiết kế kệ trang trí để hợp khối cột với tường. (Ảnh minh hoạ) |
Trường hợp cột độc lập cách xa tường, cách hoá giải tối ưu là sử dụng chính cột đó làm trung tâm để bố trí.
Vị trí cột thành đường phân cách: Có thể dùng cột độc lập làm thành đường phân chia không gian như một bên trải thảm, bên kia lát gạch. Hoặc có thể dùng bậc tam cấp phân chia bên cao bên thấp.
Trang trí cột: Nếu không gian phòng khách rộng, gia chủ có thể ốp rãnh gỗ mỏng quanh cột. Nên đặt rãnh hoa từ phần giữa của cột, vừa phù hợp mỹ quan vừa không lộn xộn.
Cột độc lập xuất hiện đã che chắn một phần ánh sáng trong phòng khách, do vậy nên lắp thêm đèn trên thành cột để hỗ trợ chiếu sáng.
Là nơi “tụ khí sinh tài” cho ngôi nhà và để phòng khách không bị thất thoát vượng khí, gia chủ cần lưu ý một số trường hợp khi lắp cửa trong không gian này.