Cuộc sát hạch nghẹt thở của Nga_keo nha cai de

Rốt cuộc,ộcsáthạchnghẹtthởcủkeo nha cai de viễn cảnh tồi tệ đã không xảy ra. Các cuộc đối thoại kéo dài gần 6 giờ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ở Moscow hôm 5/3 đã đưa mối quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo bình thường. Có vẻ như tiến trình đàm phán Astana, cơ chế duy nhất để điều phối quan điểm của các quốc gia có những chương trình nghị sự hoàn toàn khác nhau, đã được bảo tồn.

{keywords}
Cái bắt tay giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã giúp giải tỏa xung đột leo thang ở Syria. Ảnh: EPA

Một điều rõ ràng lâu nay là, tỉnh Idlib, tây bắc Syria đã trở thành điểm quyết định cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này. Một lượng lớn các tay súng nổi dậy, chủ yếu thuộc loại cực đoan, cuối cùng đều tập trung về đây do những thỏa hiệp ở các khu vực xung đột trước đó. Thực tế, theo thỏa thuận chung, Idlib giống như kho chứa các thùng thuốc súng đã được sơ tán cẩn thận khỏi những khu vực khác của Syria khi quân chính phủ đẩy mạnh chiến dịch giành lại quyền kiểm soát những vùng đất lọt vào tay các lực lượng nổi dậy.

Năm 2018, ông Putin và ông Erdogan từng nhất trí một thỏa thuận rằng, Ankara sẽ đảm bảo bình định dần dần tỉnh Idlib, trong khi Damascus và Moscow không giải quyết vấn đề bằng các biện pháp quân sự. Song, thỏa thuận đã không phát huy tác dụng.

Từ đầu giai đoạn cam go của cuộc xung đột Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn tích cực can thiệp, kể cả bảo trợ cho nhiều nhóm phiến quân thân Ankara, để củng cố và mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này trong khu vực và xa hơn nữa. Ông Erdogan do đó bắt đầu một canh bạc quy mô lớn và mạo hiểm trên nhiều bàn cờ.

Một trong số đó là vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông. Sau phong trào Mùa xuân Ảrập, ông Erdogan, người từng duy trì quan hệ hữu hảo với Tổng thống Syria Bashar Assad, đi đến kết luận rằng chính quyền Damascus "đã suy đồi". Và ông đột ngột chuyển hướng sang ủng hộ các kẻ thù của ông Assad nhằm tham gia vào việc tái thiết hoặc phân chia Syria sau khi Damacus sụp đổ.

Thay vì một chiến thắng nhanh chóng như mong đợi, ông Erdogan bị sa lầy, rồi kéo theo vào mớ bòng bong mọi thế lực hàng đầu trong khu vực, sau đó là cả Mỹ và Nga do sự xuất hiện của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Sự bất ổn trong khu vực cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Một trò đặt cược khác có liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến mối quan hệ giữa nước này với phương Tây trở nên rối rắm. Ông Erdogan tỏ ra phẫn nộ cũng như không tin tưởng cả Mỹ và châu Âu.

Trong vài năm trở lại đây, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với phương Tây chịu sự chi phối của mong muốn cho thấy chính quyền Erdogan không tập trung vào mình Mỹ và EU; rằng Ankara là một thế lực độc lập với các lợi ích và cách thức hành động riêng.

Điều này phần nào lý giải việc ông Erdogan bất ngờ xích lại gần Moscow, đặc biệt sau năm 2015, thông qua các dự án năng lượng, tiến trình hòa bình Syria và quyết định chưa từng có tiền lệ là mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga bất chấp sự phản đối của các nước thành viên khác trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tuy nhiên, tất cả đã không mang lại kết quả ấn tượng. Khi tình hình trở nên nguy ngập, Ankara vội vã cầu cứu các đối tác phương Tây như NATO để hỗ trợ chính trị - quân sự và Liên minh châu Âu (EU) nhằm gây áp lực với Nga. Song, cả NATO và EU đều có phản ứng không mấy nhiệt tình, chủ yếu chỉ là những lời tuyên bố, dù lần này các đồng minh, đặc biệt là Mỹ đã cố gắng tỏ ra trịnh trọng nhất có thể.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, một "hiện tượng phức tạp và gây tranh cãi, xứng đáng được nghiên cứu toàn diện hơn" như đánh giá của ông Fyodor Lukyanov, giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai trong một bài xã luận trên báo RT. Đối với vấn đề Syria, hai nước không bị ràng buộc với nhau bởi các mục tiêu chung, không có các lợi ích hoàn toàn trùng khớp hoặc quan hệ mạnh mẽ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Thay vào đó, cơ sở cho hợp tác Moscow - Ankara là nhận thức rằng, nếu không tương tác, không bên nào có thể tự mình đạt được bất cứ điều gì.

Cộng tác với Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép Nga đạt được các mục tiêu hiện thời ở Syria, giúp chính quyền Assad giành lại sự kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria từng bị quân nổi dậy chiếm đóng. Song, với mỗi bước tiến mới, khoảng trống cho sự linh hoạt ngày càng bị thu hẹp và nó gần như đã biến mất khi Idlib xuất hiện trong chương trình nghị sự.

Lựa chọn khó khăn tập trung vào việc khôi phục Syria trong các đường biên giới cũ của nước này, có thể không bao gồm các vùng đệm an ninh hoặc nhất trí rằng một số vùng lãnh thổ sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nước ngoài. Tất cả các yếu tố hợp tác khác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ như kinh tế, năng lượng, kỹ thuật quân sự, ... phụ thuộc vào việc tháo gỡ nút thắt địa chính trị này và tìm ra giải pháp cho phép các bên giữ thể diện cũng như duy trì mức độ kiểm soát cần thiết.

Một vấn đề nữa là sự mất cân bằng trong cách tiếp cận hợp tác từ phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau bên trong nước Nga về mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nhưng không ai đề cập nghiêm túc về mối quan hệ đối tác chiến lược và sự tái tập trung vào Moscow của Ankara, vì điều đó sẽ bao gồm cả việc chối bỏ hoàn toàn các nghĩa vụ của Nga đối với Diễn đàn hợp tác Châu Âu - Đại Tây Dương, vốn quy tụ các nước NATO và ngoài NATO.

Không ai ở Nga mong muốn điều này xảy ra, do đó mọi tương tác với Thổ Nhĩ Kỳ là vô cùng thực dụng, nhằm vào một kết quả cụ thể, trong trường hợp nhận được một số lợi ích có thể coi là phần thưởng.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, tranh cãi thậm chí còn nóng bỏng hơn. Ít nhất với một phần giới tinh hoa, các chính sách của ông Erdogan được xem như một nỗ lực phá vỡ các mối quan hệ mạnh mẽ và quen thuộc, khiến cho Ankara phải phụ thuộc vào Moscow. Vì vậy, tranh cãi hướng về cách tiếp cận chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai, càng trầm trọng hóa các vấn đề.

Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng xung đột với Nga sẽ là một kịch bản thảm khốc. Ông Erdogan hầu như không muốn mọi thứ diễn tiến theo hướng này, nhưng nhận thấy mình ở một vị thế rất bất lợi. Nga là cường quốc duy nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tìm thấy sự chia sẻ trong thực hiện các mục tiêu của mình, bất chấp những mâu thuẫn nghiêm trọng và sự ngờ vực. Đơn giản là không có lựa chọn nào khác như thực trạng đã mô tả ở trên.

Trong khi đó, không có Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí còn hơn thế trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chống đối tích cực, Nga cũng có thể bị sa vào vũng lầy khác và rủi ro sẽ bắt đầu tăng nhanh. Điều này bao gồm cả những rủi ro liên quan đến rất nhiều đối tượng bên ngoài, hưởng lợi từ việc khiến Moscow và Ankara chống lại nhau với mục đích làm suy yếu cả hai.

Việc leo thang xung đột ở Idlib rốt cuộc đã biến thành cơ hội cho sự hợp tác đầy ý nghĩa giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về lập trường, giúp làm sáng tỏ khả năng thực hiện các hoạt động chung tiếp theo giữa Moscow và Ankara. Việc thành lập một vùng đệm an ninh hay hành lang an toàn dọc theo đường biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và tỉnh tây bắc Syria, cùng với việc kiểm soát chung các tuyến giao thông trọng yếu là những thỏa hiệp đã đạt được sau các cuộc đàm phán tại Moscow.

Dù thỏa thuận trên có được giữ vững hay không thì chính sách về Syria của Nga dường như đã vượt qua một cuộc sát hạch định mệnh, tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng có thể là sự quay trở lại với các chính sách theo tinh thần "Tam giác Astana", đồng nghĩa sự can dự của Nga vào xung đột ở Syria, bắt đầu từ năm 2015, hiện đã thực sự mang lại những thay đổi về chất trong khu vực.

Các nhà phân tích phỏng đoán, đây có thể chưa phải là khủng hoảng cuối cùng. Một sự leo thang căng thẳng mới là nguy cơ không thể tránh khỏi, nhưng vẫn tồn tại cơ hội giải quyết các xích mích như vậy theo cách tương tự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua.

Tuấn Anh