Sáng 14/6,ệtNamcầnnềntảngsốdùngchungvềtiêuchuẩnđolườngchấtlượkèo bong da tv Bộ TT&TT đã phối hợp với Sở TT&TT thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chuyên ngành thông tin và truyền thông năm 2024. Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường phổ biến công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong lĩnh vực TT&TT, góp phần đưa chính sách quản lý vào thực tiễn.
Định hướng của Bộ TT&TT là lấy yêu cầu của thị trường làm mục tiêu phát triển, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động tiêu chuẩn hóa, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, hàng năm, Bộ TT&TT luôn rà soát, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý.
Trên thực tế, Bộ TT&TT đã xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn bao trùm trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và một số văn bản quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Đặc biệt, trong năm 2023-2024, Bộ TT&TT đã tập trung nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến thiết bị trạm gốc, thiết bị đầu cuối và dịch vụ 5G, cũng như đang xem xét ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến IoT, AI.... Đây là những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông thời gian tới.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho hay, khi công nghệ đang thay đổi từng ngày, việc xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đo lường chính xác là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và chất lượng của người tiêu dùng, tạo niềm tin cho thị trường, cho xã hội.
Việc áp dụng tiêu chuẩn và hoạt động tiêu chuẩn hóa đã nâng cao hiệu quả, năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn hóa cũng góp phần hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng.
Để mở rộng không gian phát triển ngành TT&TT, Bộ TT&TT đặt mục tiêu nâng thứ hạng của Việt Nam về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ CNTT ở top đầu các nước phát triển khu vực châu Á và thế giới.
"Quy chuẩn cho sản phẩm Make in Viet Nam phải có các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chất lượng tiên tiến. Các Quy chuẩn Việt Nam cho dịch vụ phải có chỉ tiêu ngang tầm các nước phát triển, với lộ trình thực hiện phù hợp", Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, cần thực hiện cách làm mới là đẩy mạnh việc áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài để kịp thời sửa đổi, bổ sung các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam, sao cho phù hợp với xu hướng phát triển, ứng dụng công nghệ mới và yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Trước yêu cầu phổ cập hạ tầng số an toàn tin cậy, phổ cập dịch vụ số đa dạng cho 100 triệu dân, và chuyển đổi số hàng triệu cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, việc nâng tầm hoạt động tiêu chuẩn hóa ngày càng quan trọng. Do vậy, trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường nhận thức, năng lực đo kiểm, công tác giám sát, kiểm tra và sớm phát triển, đưa vào sử dụng một số phần mềm, nền tảng dùng chung về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Cần cách tiếp cận mới để nâng cao phòng vệ cho hệ thống thông tinNhấn mạnh sự cần thiết có cách tiếp cận mới để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống thông tin, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ mấu chốt là bảo vệ dữ liệu và khôi phục nhanh hoạt động sau sự cố.