"Cửa hàng" kì lạ
Mỗi vị khách đến đây đều được chọn lựa thoải mái,útbánhếtbộquầnáoôngchủthumónlờibấtngờnhạn định bóng đá hôm nay ưng mới lấy. Không chỉ "mua" cho mình, mọi người còn có thể chọn cho người nhà tùy ý, miễn sao không quá 5 bộ. Đó chính là quầy bán quần áo với giá 0 đồng do các bạn trẻ nhóm Trần Văn Ơn (thuộc Đoàn khối Các cơ quan tỉnh Sóc Trăng) thành lập.
Người dân có thể lựa mua 5 bộ quần áo với giá 0đ |
Ai cũng vui vẻ chọn cho mình những món đồ vừa ý |
Anh Lưu Hồng Tài, Phó nhóm chia sẻ: "Xuất phát ý tưởng sau những lần đi công tác cơ sở, thấy nhiều người dân ở địa phương còn thiếu thốn về vật chất nên tìm cách giúp. Ban đầu nhóm đi vận động quần áo cũ để đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh và một số chùa cho người nghèo".
Trong quá trình thực hiện, nhóm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều thành viên. Đặc biệt thấy niềm vui hiện rõ trên gương mặt của những người nhận đồ, các thành viên như được tiếp thêm động lực, quyết định mở rộng quy mô.
Ngoài quần áo nhóm còn tặng quà cho những hộ đặc biệt khó khăn |
Tháng 7/2018, nhóm quyết định lấy tên chương trình là "Quầy quần áo 0 đồng", thành lập quầy hàng di động đến tận ấp bán cho bà con. Mỗi tuần, quầy sẽ bán cho 1-3 ấp, luân chuyển từ ấp này sang ấp khác. Chưa đầy 1 năm, nhóm đã đến được 60 xã thuộc tỉnh Sóc Trăng. Hiện tại, nhóm có trên 100 thành viên là các đoàn viên, sinh viên tham gia với tinh thần tự nguyện.
Xây dựng niềm tin
Sau khi chương trình bán quần áo với giá 0 đồng lan tỏa, tạo niềm tin với những mạnh thường quân, nhóm nhận được rất nhiều đồ từ khắp nơi trên cả nước gửi về. Trung bình mỗi ngày, nhóm nhận được khoảng 4.000-5.000 quần áo cũ và một số đồ dùng cũ khác.
Không chỉ tại tỉnh Sóc Trăng, có những người ở tỉnh khác nghe tiếng cũng gom đồ gửi tặng. Từng chuyến xe tấp nập mang về những thùng hàng được đóng gói cẩn thận, thành viên trong nhóm chỉ việc đến nhận về phân loại.
Trẻ em, người lớn nếu thiếu đều có thể mua hàng |
Những tình nguyện viên tự nguyện tham gia rất nhiệt tình |
Ngoài quần áo còn có giày dép đa dạng |
“Chúng tôi nhận thấy những món đồ gửi về đều mang ý nghĩa và rất được trân trọng. Người cho chọn lựa kĩ càng những thứ còn sử dụng được, giặt sạch sẽ, gấp là cẩn thận, trả đủ hết các khoản phí vận chuyển. Chúng tôi chỉ việc đến nhận, phân loại từng nhóm cho bà con dễ mua", anh Lưu Hồng Tài nói và cho biết, có lần, cả nhóm từng bất ngờ khi mở một kiện hàng, bên trong còn có một lá thư động viên, khích lệ tinh thần anh em. Điều đó khiến mọi người vô cùng cảm động.
Niềm vui bất ngờ
"Có cô ôm 5 bộ đồ, mắt đỏ hoe khi biết tất cả đều có giá 0 đồng. Có nhóm trẻ con ở một ấp nghèo đứa thiếu quần, đứa thiếu áo đến gian hàng nô đùa, nhặt nhạnh mà không nghĩ rằng những thứ đó sẽ thuộc về chúng. Được các anh chị chọn cho những bộ vừa vặn, tinh tươm, đứa nào cũng vui ra mặt", anh Tài nhớ lại.
Quầy quần áo chưa bao giờ ế khách |
Quầy quần áo 0 đồng với slogan: “Ai thừa đến cho, ai thiếu đến nhận” được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Người cho muốn gửi gắm một chút gì đó đến những hoàn cảnh khó khăn, người nhận cũng cảm thấy ấm lòng khi được tặng những món đồ hữu dụng cho bản thân và gia đình.
Không những vậy, ngoài việc bán quần áo ở các ấp, nhóm cũng có những phần quà “đặc biệt” như gạo, nước mắm, xe đạp… để tặng cho một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tình nguyện viên bán vé số lấy tiền lời tổ chức chương trình |
Chia sẻ với PV, anh Tài nói vui: “Chúng tôi bán hàng chưa bao giờ ế. Mấy ngàn bộ quần áo hết veo trong vòng 1 giờ. Giá trị nhận được thì lớn vô cùng. Đó chính là giá trị tinh thần không gì đong đếm được. Người mua chọn được món hàng ưng ý, người bán hết sạch hàng ai cũng hồ hởi phấn khởi.
Sắp tới, chúng tôi dự định triển khai kế hoạch Thư viện 0 đồng nhằm nâng cao văn hóa đọc cho các em nhỏ. Nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào việc bán vé số của các bạn tình nguyện viên. Mỗi tuần bán 1.000 tờ thu lời 1,4 triệu đồng. Ngoài ra còn bán bảo hiểm xe máy, sim điện thoại".
Với mong muốn tốt đẹp và lòng hướng thiện của các bạn trẻ nhóm Trần Văn Ơn, mong rằng nhóm luôn thành công, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.
Đức Toàn
Với phương châm “Làm những gì có lợi nhất cho người nghèo”, nhiều năm qua Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy trở thành điểm tựa cho bệnh nhân nghèo.