30 ngày giành giật sự sống cho con tại tâm sởi_kết quả .nét
Nhìn bức ảnh trẻ thơ thoi thóp nằm trên giường bệnh vì sởi,àygiànhgiậtsựsốngchocontạitâmsởkết quả .nét tim người mẹ trẻ lại quặn lại, có lúc không kìm được nước mắt. Bởi chị đã có 30 ngày sinh tử cùng con tại tâm sởi.
“Trước đó chưa bao giờ nghĩ bệnh sởi lại đáng sợ như vậy”
Đã hơn 1 tháng con gái được trở về nhà bình yên, khoẻ mạnh từ tâm sởi nhưng với quãng thời gian con nằm viện với chị Nguyễn Thi Thuỳ vẫn như mới ngày nào. Tự nhận thấy ngoài sự tận tình của các y bác sĩ, sự sống của con như một phép nhiệm màu nên với chị đó là món quà vô giá. Chị kể, sinh ra bé Suri tên thân mật ở nhà của bé Bùi Bảo Trang, 12 tháng tuổi rất bụ bẫm, hoàn toàn khoẻ mạnh.
Khi bé Suri có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, đau mắt và chán ăn, được bác sĩ một phòng khám tư chẩn đoán viêm mũi họng, gia đình cũng an tâm cho bé uống thuốc theo đơn mà không hề lo lắng. Tuy nhiên, uống thuốc một ngày tình trạng của bé không đỡ lại kèm thêm sốt nên ngay ngày hôm sau gia đình đã đưa bé vào khám tại BV Nhi ương. Qua xét nghiệm lâm sàng bác sĩ chẩn đoán bé đã mắc sởi. Gia đình cho bé nhập viện luôn và hành trình giành giật sự sống cho con bắt đầu từ đấy.
Sau khi nhập viện, bé Suri bị sốt liên miên, 2 tiếng phải dùng thuốc hạ sốt một lần. Hai ngày sau, cơn sốt cắt, ban cũng bay gần hết nhưng phổi bắt đầu tổn thương và càng ngày càng nặng thêm. Bé không đáp ứng tốt với kháng sinh đang dùng, cứ 3 ngày điều trị lại phải thay đổi kháng sinh mới một lần.
Bé Suri chụp cùng mẹ khi mới xuất viện được vài ngày. |
Đến ngày thứ 12 nằm viện, tình trạng của bé Su xấu đi rất nhiều. Bé đã phải hỗ trợ thở bằng oxy. Các xét nghiệm cho thấy men gan của bé đã cao hơn gấp nhiều lần bình thường, kèm theo những triệu chứng như trướng bụng, loạn khuẩn.
Chị Thuỳ nhớ lại, ngày thứ 15 kể từ khi con nhập viện là lần đầu tiên chị đau đớn chứng kiến con rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh. 9h đêm đang nằm xoa bóp cho con người mẹ hoảng hốt khi thấy máy thở của con kêu loạn nhịp, trên máy báo nhịp tim 200, chồng chị Thuỳ cuống cuồng sang gọi bác sĩ. 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng quây quanh giường của bé Suri, nào thì tiêm, truyền, hút dịch....
Và rồi chị được bác sĩ thông báo rằng bệnh của con đã rất nguy kịch và phải chuyển sang khoa hồi sức cấp cứu ngay. Phổi tổn thương rất nặng, những loại kháng sinh tốt nhất bé đã được dùng rồi nhưng cơ thể bé không đáp ứng với thuốc, bé lại nhiễm thêm virut Adeno... và có thể sắp tới bé sẽ rơi vào tình trạng suy tim, suy thận, suy gan và một số chức năng khác nữa. Bác sĩ bảo gia đình cũng phải chuẩn bị trước tâm lý cho trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra.
‘Nửa đêm cùng bác sĩ đẩy con nằm trên giường sang khoa Hồi sức tích cực mà chân em không bước nổi, phải bám vào cuối giường con để lê đi. Nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của con, tai em ù đi, không khóc nổi, em không biết gì nữa, còn không đứng nổi để ra khỏi phòng bác sĩ, chồng em đã phải dìu vợ ra ngoài. Không chỉ em mà tất cả những ông bố, bà mẹ có con mắc sởi trong thời điểm cuối tháng 2- đầu tháng 3 khi mà truyền thông chưa đưa tin nhiều về dịch sởi đều nghĩ rằng bệnh sởi rất bình thường, con chỉ cần nằm viện vài ngày là khỏi. Vậy mà giờ ranh giới giữa sự còn và mất chỉ trong gang tấc mà thôi", chị Thuỳ bồi hồi nhớ lại giây phút đó.
Cuộc sống với con là một phép nhiệm màu
Những ngày sau đó với chị Thuỳ và cả những người thân trong gia đình thật sự rất dài và đầy nước mắt. Do tình trạng bệnh quá nguy kịch, bé Suri phải nằm trong phòng điều trị cách ly. Mỗi ngày, người nhà được vào thăm cháu 3 lần, mỗi lần 30 phút nhưng cũng chỉ là đứng ngoài cửa phòng nhìn con qua tấm kính.
Nhớ lại hình ảnh của con những ngày nằm trong phòng cách ly chị Thuỳ nghẹn ngào không ngăn nổi nước mắt: “Trước đó, do bệnh quá nặng, ven của bé Suri rất khó lấy và dễ vỡ, có lúc bác sĩ phải lấy 5-7 lần, thậm chí 10 lần mới lấy nổi ven. Thấu hiểu cảnh gia đình xót con, bác sĩ còn phải bế con sang phòng khác lấy ven. Khắp chân và tay không còn chỗ lấy ven, bác sĩ đã phải cạo trọc đầu của con để có thể lấy ven trên đầu. Nhìn con nằm thoi thóp thở giữa một đống máy móc, dây rợ chằng chịt, ngủ mê man do phải dùng thuốc an thần tim em quặt thắt lại, muốn được vào nắm tay con một chút, ôm con vào lòng cũng không được ”.
Bé Suri đã bình phục hoàn toàn sau 30 ngày nguy kịch tại tâm sởi. |
Không dám rời phòng con nằm nửa bước, ngay cả những lúc hết giờ thăm chị Thuỳ cũng đứng ngoài hành lang của khoa Hồi sức tích cực, hướng về nơi con nằm miệng luôn niệm A mô a di đà cầu phật.
“Em không dám đi đâu xa, về nhà cũng không dám dù nhà chỉ cách BV vài cây số, cả ngày túc trực ở phòng bệnh, những lúc mệt quá, lả đi thì người nhà lại dìu về phòng trọ ngay cạnh sát cổng bệnh viện nghỉ một chút. Em muốn quanh quẩn cả ngày ở phòng bệnh, mong rằng sẽ truyền được hơi ấm người mẹ để con có thể cảm nhận được chiến đấu tiếp với bệnh tật, ở lại bên bố mẹ. Đứng ngoài hành lang, chẳng nhìn thấy con, chỉ có một khe cửa bé tí như ngón tay nhưng ngày nào em cũng đứng đó hướng về phía con, trò chuyện cùng con, mở những clip quay cảnh con vui đùa trước đó trong điện thoại. Ngày nào đứng ngoài áp tai vào thành cửa nghe tiếng máy thở của con chạy tít tít êm êm còn an tâm, những lúc nó kêu ầm lên, em cũng như các bà mẹ khác chân tay như muốn khuỵu xuống, vì biết lúc đó con có vấn đề”.
Đến lúc người mẹ tưởng chừng như điên dại, không còn chút hi vọng nào nữa thì phép màu nhiệm đã đến. Sau 6 ngày nằm tại khoa Hồi sức tích cực, 20 ngày nằm viện, bác sĩ thông báo tin mừng cho gia đình tình trạng của bé chưa tốt lên nhưng đã không xấu đi. Ngày hôm sau bé cai được thở máy, chuyển khỏi phòng cách ly, người nhà có thể vào thăm trực tiếp. Giây phút được nắm lấy tay con hạnh phúc như lúc sinh ra con. Sợ con mất hơi ấm người mẹ quá lâu ngày, từ lúc đó chị Thuỳ luôn bế, vuốt ve trò chuyện cùng con. Bé tuy đang mơ màng vì chưa hết hẳn thuốc an thần nhưng ngay lập tức nghe tiếng mẹ gọi em đã oà khóc nức nở.
“Từ lúc đó, con luôn bám chặt lấy em, dường như con sợ sẽ bị rời xa mẹ mãi mãi. Con được cai máy thở nhưng vẫn đang phải thở oxy qua miệng không thể bú mẹ được nhưng cứ rúc vào ngực mẹ để tìm sữa, thương con lắm chị ơi!”, chị Thuỳ nhớ lại.
May mắn hơn, bé phục hồi rất nhanh, chỉ sau 1 tuần cai máy tình trạng sức khoẻ của bé được cải thiện rõ rệt. Dù phổi còn tổn thương nhưng bác sĩ khuyên gia đình nên đưa bé về nhà theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bởi lúc này tình hình ở viện đã quá tải bệnh nhân sởi nặng, bác sĩ sợ nếu nằm viện bé có thể bị bội nhiễm thêm.
Do phải dùng nhiều loại thuốc trong một thời gian dài, sức khoẻ của bé yếu đi nhiều, trước lúc nhập viện em đã đi chập chững, ra viện do yếu em không đi nổi. Mới về nhà em cũng chỉ thích hoặc được mẹ bế nhưng sau 1-2 ngày bé Suri bắt đầu cười và biết đòi mẹ những món đồ chơi mình yêu thích. Gần 20 ngày sau, bé bắt đầu ăn uống lại bình thường, sức khoẻ hồi phục hoàn toàn.
Chị Thuỳ vui mừng chia sẻ: “Hạnh phúc lớn nhất của em là con đã trở lại khoẻ mạnh. 30 ngày trong viện tại tâm sởi vừa qua em sẽ không bao giờ quên. Nó như một phép nhiệm màu. Buồn cười nhất là khi về nhà em mới phát hiện ra con đã mọc thêm 6 chiếc răng trong những ngày ở viện. Mong rằng dịch sởi sớm qua đi để tìm lại sự yên bình cho con trẻ”.
(Theo Khampha.vn)