Betway

Tin thể thao 24H Tại sao giới trẻ Mỹ bị mê hoặc bởi ứng dụng Trung Quốc?_nhan dinh ac

Tại sao giới trẻ Mỹ bị mê hoặc bởi ứng dụng Trung Quốc?_nhan dinh ac

TheạisaogiớitrẻMỹbịmêhoặcbởiứngdụngTrungQuốnhan dinh aco thống kê, 4/5 ứng dụng hot nhất ở Mỹ trong tháng 3, có nguồn gốc từ bên kia bán cầu. Các thuật toán thường được coi là “nước sốt bí mật” của những ứng dụng này. Nhưng một khía cạnh bị bỏ qua là việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước đã giúp các công ty Trung Quốc dễ dàng vượt lên đối thủ phương Tây.

Nắm bắt thị hiếu, nhanh chóng cập nhật

Điều này cũng giống trong thời kỳ Trung Quốc vươn lên trở thành công xưởng thế giới, các doanh nghiệp công nghệ đại lục đã khai thác nguồn lao động có giá phải chăng để liên tục tinh chỉnh những tính năng của sản phẩm.

“Tất cả đều phải nỗ lực cải thiện kỹ năng của mình, từng đường khâu một”, Fan Lu, nhà đầu tư mạo hiểm từng rót vốn vào Musical.ly - tiền thân của TikTok, cho hay.

Shein đang là ứng dụng mua sắm thời trang dẫn đầu tại Mỹ.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, ứng dụng Temu mới 7 tháng tuổi, đang được tải nhiều nhất trên các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trong 3 tuần đầu tiên của tháng 3. Tiếp đó là ứng dụng chỉnh sửa video CapCut của TikTok và chính TikTok. Nhà bán lẻ thời trang Shein đứng thứ 4, và thứ 5 là Facebook, nền tảng duy nhất không có nguồn gốc Trung Quốc trong top 5.

Mặc dù Temu là một website mua sắm, nhưng một nửa lượng nhân viên của nền tảng này là các kỹ sư tập trung vào việc thu hút người dùng vuốt điện thoại và chốt đơn.

Các nhà đầu tư, kỹ sư và giới phân tích cho biết, hiệu quả trong mô hình tổ chức của các công ty Internet Trung Quốc thường bị các đối thủ tại Mỹ bỏ qua. Các công ty đại lục cũng chi mạnh tay để thúc đẩy ứng dụng của họ tại thị trường đối thủ. Họ tận dụng 1 tỷ người dùng Internet nội địa để thử nghiệm sở thích người dùng và tối ưu hoá các mô hình AI ở trong nước, trước khi xuất khẩu.

“Họ hoàn toàn thống trị ở những thị trường mà sản phẩm cần liên tục tinh chỉnh theo thị hiếu người dùng”, Guo Yu, cựu kỹ sư cấp cao tại ByteDance, công ty mẹ TikTok cho biết.

Chiến lược “mê hoặc” người dùng

Tương tự như ứng dụng đồng hương Shein, Temu kết nối những người săn hàng giá rẻ tại Mỹ với các nhà sản xuất Trung Quốc, đưa ra mức giá thấp hơn bằng cách loại bỏ khâu trung gian.

Các công ty này sử dụng dữ liệu để đưa ra mọi quyết định.

Cựu kỹ sư ByteDance cho biết công ty mẹ TikTok là một trong những doanh nghiệp triển khai chiến lược “đua ngựa” (thuật ngữ trong ngành, chỉ việc cho nhiều nhóm phát triển cùng một sản phẩm hoặc tính năng có thay đổi nhỏ, phiên bản nào hoạt động tốt hơn sẽ được cung cấp tài nguyên để tồn tại) tích cực nhất.

Hiện tại, những phụ kiện như tai nghe hay dây xích chó trên Temu được bán với giá dưới 2 USD, thu hút sự chú ý của những người Mỹ vốn mệt mỏi vì lạm phát.

“Đôi khi mọi người nói rằng công ty thật nhẫn tâm vì không ai có quyền kiểm soát hoàn toàn một sản phẩm từ đầu đến cuối”, Guo nói.

Các nhà quản lý và kỹ sư sản phẩm của ByteDance tiết lộ công ty đã chuẩn hoá các giao thức, hệ thống và số liệu chi tiết đánh giá sở thích người dùng, giúp họ tung ra những bản cập nhật mới chỉ trong vài ngày.

PDD, công ty mẹ Temu cho biết trong năm 2022, ngân sách dành cho R&D của họ đã tăng 15% so với năm trước đó, chủ yếu là dành chiêu mộ nhân tài.

Chi phí tiếp thị và bán hàng hàng quý của PDD thường cao hơn doanh thu từ năm 2017 đến năm 2020. Công ty kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo và lần đầu tiên có lãi sau khi lên sàn chứng khoán vào quý II/2021.

Chiến lược của Temu, giống với các nền tảng “anh chị em” như Pinduoduo và Shein, là phân phát miễn phí các phiếu giảm giá và ưu đãi để người dùng tải ứng dụng. Chiến dịch tiếp thị của Temu tiếp cận người mua trên hầu hết các kênh, từ banner Facebook cho đến email nhắm đối tượng.

“Cuộc khủng hoàng tài chính năm 2008 đã thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc đưa hàng lên bán trên Amazon. Thời điểm hiện tại là lúc Temu đang toả sáng”,Fan, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết.

Nỗ lực tránh lọt vào tầm ngắm

Sự phổ biến của các ứng dụng khiến chúng bị cuốn vào con sóng căng thẳng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt là TikTok. Chính quyền Tổng thống Biden đã đe doạ cấm cửa nền tảng chia sẻ video này nếu ByteDance không bán cổ phần. Tuần trước, CEO Shou Zi Chew của TikTok cũng chịu trận trong 1 buổi điều trần tại Hạ viện Mỹ khi liên tục bị chất vấn về ảnh hưởng tiềm ẩn của Trung Quốc với ứng dụng này.

Các nền tảng Trung Quốc đang mọi cách để không lọt vào tầm ngắm như trường hợp của TikTok

Sự việc có khả năng tiếp tục leo thang trong thời gian tới. Một lệnh cấm TikTok sẽ là tiền lệ để Mỹ cấm toàn diện nhiều loại công nghệ khác nữa của Trung Quốc, trong đó có không ít ứng dụng giới trẻ tại đây yêu thích.

Cả Shein và Temu đã và đang tìm cách tránh bị đưa vào tầm ngắm. Năm 2021, Shein thay đổi công ty mẹ từ nguồn gốc Hồng Kông, trở thành pháp nhân có trụ sở tại Singapore. Theo Sensor Tower, ứng dụng có chuỗi cung ứng bắt đầu từ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, cho đến giờ vẫn là nền tảng mua sắm hàng đầu tại Mỹ.

Trong khi đó, lần đầu tiên ra mắt người dùng tại thị trường này vào mùa mua sắm cuối năm ngoái, Temu đã đạt 13 triệu lượt tải xuống trong quý IV, gấp đôi Shein. Temu đặt trụ sở ở Boston và điều hành hoạt động kinh doanh tại Mỹ thông qua công ty có trụ sở ở Delaware.

Theo WSJ 

CEO Apple gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

CEO Apple gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Trong chuyến công tác tại Trung Quốc, CEO Apple Tim Cook đã gặp mặt tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chiều ngày 27/3.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap