*Bài viết được lược dịch dựa trên quan điểm của cây bút Georgi Zarkov từ PhoneArena.
Apple là một công ty công nghệ lớn có hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên,ìsaoApplebịnhiềungườicămghékitchee fc hãng cũng bị hàng triệu người khác ghét. Mỗi bài viết, video có liên quan đến Apple trên các phương tiện truyền thông luôn tạo ra hai luồng ý kiến trái chiều, một ủng hộ và một công kích hãng.
Trong một cuộc khảo sát gần đây có tên gọi “Consumer Brand Hate: Steam Rolling Whatever I See”, khoảng 500 người đã được hỏi về cảm xúc của họ đối với các thương hiệu nổi tiếng và họ thấy ghét thương hiệu nào nhất.
Hơn 150 thương hiệu khác nhau đã được người trả lời đưa ra. Trong đó, hai cái tên được đề cập nhiều nhất là Apple với 12% và Walmart với 9%. Vậy điều gì đã khiến cho ông lớn trong làng công nghệ bị nhiều người dùng ghét đến vậy?
Apple là thương hiệu bị nhiều người ghét nhất trong cuộc khảo sát có tên "Consumer Brand Hate". Ảnh: PhoneArena. |
Xu hướng ghét những thương hiệu nổi tiếng, hàng đầu
"Negative Double Jeopardy" là một thuật ngữ được sử dụng để nói đến hiện tượng khi một thương hiệu nào đó càng nổi tiếng, có giá trị cao thì chúng lại càng bị nhiều người ghét bỏ. Và điều này đã xảy ra với Apple.
Apple là một công ty lớn, nổi tiếng và luôn đứng đầu trong thế giới công nghệ. Điều này giúp hãng có được một lượng lớn người hâm mộ, ủng hộ các sản phẩm mà công ty ra mắt.
Tuy nhiên, chính sự quan tâm quá lớn đối với công ty cũng có thể tạo ra tác dụng ngược mỗi khi hãng gây ra một vấn đề gì đó không tốt. Mỗi người sẽ có một lý do khác nhau để ghét Apple tùy theo cảm xúc của họ.
Apple đứng một mình trong thế giới smartphone
Người dùng có xu hướng gắn bó và có cảm tình với thương hiệu mà họ đang sử dụng sản phẩm. Điều đó vẫn đúng trong thế giới công nghệ và thậm chí còn hơn thế nữa khi nhắc đến smartphone.
Smartphone đang dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người. Thậm chí, việc nói xấu thiết bị của ai đó bị xem như một sự xúc phạm đối với chính cá nhân của họ.
Thế giới smartphone hiện chia thành hai thái cực đối lập với hai nền tảng hệ điều hành là iOS và Android. Đối với Android, người dùng có thể tùy ý chọn mua sản phẩm từ Samsung, OnePlus, Xiaomi tùy theo nhu cầu, sở thích cũng như khả năng chi trả. Tất cả chúng có điểm chung là đều sử dụng nền tảng Android.
Trong khi đó, Apple lại đứng một mình một chiến tuyến với hệ điều hành iOS do hãng tự nghiên cứu và phát triển. Điều này vô tình khiến công ty trở thành kẻ thù của tất cả nhà sản xuất smartphone Android cũng như người dùng hệ điều hành này.
Apple luôn cố gắng "phù phép" cho những sản phẩm của hãng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. Ảnh: PhoneArena. |
Apple dùng thương hiệu để làm "mờ mắt" người dùng
Đầu tháng 8/2018, Apple đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên cán mốc 1.000 tỷ USD và nó vẫn luôn là một trong những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới.
Thông qua nhiều phương thức quảng cáo khác nhau, hãng luôn cố gắng "phù phép" cho những sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng, khiến họ nghĩ rằng việc sử dụng thiết bị của Apple sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, với những người không bị thu hút bởi điều này, họ sẽ cảm thấy việc bỏ ra số tiền hàng nghìn USD thật vô nghĩa, trong khi hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm này bằng những món đồ khác có chi phí thấp hơn nhiều.
Những người hâm mộ của Apple gây phản cảm
Có thể bạn từng trải qua cảm giác thích một thứ gì đó, nhưng lại bị cộng đồng người hâm mộ của chúng làm cho khó chịu đến nỗi muốn tránh xa nó. Điều này có thể đúng khi nói đến một bộ phận người hâm mộ của Apple.
Cộng đồng người hâm mộ Apple rất lớn và một bộ phận không nhỏ luôn tỏ ra sùng bái một cách thái quá các sản phẩm mà công ty phát hành, dù cho chúng có tốt hay không.
Ngay cả khi cảm xúc của bạn hoàn toàn trung lập đối với Apple, việc một người hâm mộ luôn cố gắng thuyết phục bạn rằng sản phẩm của công ty tuyệt vời ra sao cũng có thể khiến bạn cảm thấy không thích thương hiệu này. Nó gây cảm giác giống như họ đang nhận được một khoản hoa hồng từ việc bán sản phẩm của Apple.
Người hâm mộ Apple cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người khác ghét thương hiệu này. Ảnh: PhoneArena. |
Apple tối đa hóa lợi nhuận
Apple thường bị chỉ trích vì cố tình giới hạn những điều mà người dùng có thể làm với thiết bị của họ. Hãng không cho phép người dùng đặt các ứng dụng theo vị trí mà họ muốn, không cho phép gửi tệp tin qua kết nối Bluetooth.
Đây là những điều hết sức cơ bản nhưng người dùng không thể làm được khi sử dụng sản phẩm của Apple. Điều này khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ vì cho rằng công ty đang cố tình không hiểu nhu cầu, mong muốn của họ.
Một lý do khác khiến Apple bị ghét là hãng đang tính toán quá nhiều với khách hàng. Trên những chiếc iPhone X, XS hay XS Max, dù có mức giá lên tới 1.000 USD nhưng công ty chỉ bán kèm trong hộp bộ sạc cũ từ 5-6 năm trước.
Những sản phẩm này đều hỗ trợ công nghệ sạc nhanh, nhưng để sử dụng tính năng này, người dùng sẽ phải bỏ thêm một khoản tiền để mua thêm phụ kiện.
Trong khi đó, những chiếc smartphone Android tầm trung đã được tặng kèm sẵn sạc nhanh từ vài năm nay. Thật may rằng hãng đã thay đổi khi bán kèm bộ sạc nhanh cho iPhone 11 Pro và 11 Pro Max.
Giá bán tạo ra rào cản khiến nhiều người không thể tiếp cận với những sản phẩm của Apple. Ảnh: PhoneArena. |
Giá bán sản phẩm cao
Tất cả sản phẩm của Apple đều được định hình ở phân khúc cao cấp và điều này đồng nghĩa với việc giá bán của chúng cũng không hề rẻ. Trong các buổi giới thiệu sản phẩm của công ty, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy cụm từ "giá rẻ".
Do đó, không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp cận hoặc sẵn sàng chi trả cho mức giá mà hãng đề ra. Điều này vô tình tạo ra một rào cản khiến người dùng không thể tiếp cận với các sản phẩm của công ty, dẫn đến sự ghét bỏ dành cho thương hiệu này.
Đó là những lý cho chính khiến nhiều người không thích Apple và đẩy họ ra xa khỏi hệ sinh thái sản phẩm của công ty.
Theo Zing/PhoneArena
Facebook, Google và Apple bị cáo buộc tiếp tay cho nạn buôn người
Nhiều phụ nữ tại Kuwait bị buôn bán thông qua Facebook, Instagram và một số phần mềm trong kho CH Play của Google cũng như Apple App Store.