Cung cấp dịch vụ công trực tuyến nếu không lấy người dân làm trung tâm sẽ thất bại_tỷ số bóng đá uzbekistan

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến nếu không lấy người dân làm trung tâm sẽ thất bại

Theấpdịchvụcôngtrựctuyếnnếukhônglấyngườidânlàmtrungtâmsẽthấtbạtỷ số bóng đá uzbekistano số liệu thống kê của Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 do Bộ, ngành cung cấp là 1.721 dịch vụ và do địa phương cung cấp là 45.247 dịch vụ (Ảnh minh họa: Internet)

Trong trao đổi tại hội nghị công bố kết quả thực hiện Quyết định 877 ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 giai đoạn 2018 - 2019 của tỉnh Bắc Ninh mới đây, lấy câu chuyện thực tế triển khai cung cấp dịch vụ công tại Bắc Ninh - địa phương đã có hơn 819 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, chiếm tỉ lệ 46% và số lượng 22.667 hồ sơ được giải quyết trực tuyến trong năm 2018, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ đã một lần nữa nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng Chính quyền điện tử, đẩy mạnh ứng dụng CNTT là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

“Nếu trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách cơ chế một cửa, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mà chúng ta không lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm thì sẽ thất bại. Người dân, doanh nghiệp chính là khách hàng của chúng ta… Chúng tôi rất quan tâm đến tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh khi người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính”, ông Ngô Hải Phan nói.

Ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải quan tâm đến cả 2 phía – cả phía người sử dụng dịch vụ là người dân, doanh nghiệp và phía cơ quan hành chính nhà nước, hai bên phải gặp nhau được.

Theo ông Ngô Hải Phan, thời gian tới, để có nhiều người sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, các địa phương cần tiếp tục làm tốt việc truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ tại bộ phận một cửa; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm cũng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những quan điểm chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử trong giai đoạn phát triển mới.

Riêng với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tại Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương được ban hành cuối tháng 10/2018, các bộ, ngành, địa phương đã được yêu cầu phải đẩy nhanh việc xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo các Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 846 ngày 9/6/2017 và Quyết định ngày 8/7/2018. Trường hợp cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ngoài danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phải bảo đảm các tiêu chí thực hiện trực tuyến và có số lượng hồ sơ giao dịch lớn; hoặc có quy trình nghiệp vụ tương đồng, có thể triển khai đồng thời cùng với dịch vụ công khác.