Dân văn phòng ở TP.HCM cứ ra đường giờ trưa là tốn tiền_kèo nhà
Thanh Hằng (28 tuổi) cho biết quán cơm cách văn phòng cô khoảng 2 km và chỉ nhận đặt món trước 9h30. "Quán này kinh doanh online nên họ phải chốt đơn sớm để chuẩn bị món và giao đúng giờ cho mình".
Mỗi suất cơm có giá 40.000-45.000 đồng. Các món ăn thay đổi theo ngày nhưng không có quá nhiều sự lựa chọn.
"Tôi chỉ có khoảng 1 tiếng đồng hồ nghỉ trưa nên ăn uống cũng phải nhanh gọn. Tôi thấy ra ngoài ăn vừa nắng nóng,ânvănphòngởTPHCMcứrađườnggiờtrưalàtốntiềkèo nhà có khi lại sa đà cà phê, trà sữa, ăn vặt. Vì vậy, hầu như ngày nào tôi cũng đặt đồ ăn như thế này. Chỉ khi nào đi gặp khách hàng, tôi mới ăn trưa bên ngoài", Hằng nói với Zing.
Giống Thanh Hằng, nhiều nhân viên văn phòng không muốn rời nơi làm việc trong giờ nghỉ trưa. Một số người tự chuẩn bị, mang thức ăn đến văn phòng, trong khi số khác chọn đặt đồ qua ứng dụng. Phần lớn đều ngại đi lại trong thời tiết nắng nóng hoặc muốn tiết kiệm chi phí.
Thay vì ra ngoài ăn trưa, nhiều nhân viên văn phòng đặt đồ ăn thông qua các ứng dụng. |
"Bước chân ra khỏi văn phòng là tốn tiền"
Bảo Châu (32 tuổi, nhân viên công ty vật liệu xây dựng có trụ sở tại tòa Bitexco, quận 1) chủ yếu đặt đồ ăn trưa qua các ứng dụng vì rẻ, đa dạng lựa chọn và tiết kiệm thời gian.
"Nghỉ ăn trưa từ 12h, trời nắng nên tôi rất ngại phải đi bộ ra quán ăn. Giá cả các quán ăn ở khu vực trung tâm cũng đắt đỏ", cô nói.
Châu cho hay các quán ăn gần văn phòng có giá trung bình 60.000 đồng trở lên. Nếu đặt qua app, cô thường chi 35.000-40.000 đồng cho một bữa trưa. Đặt chung với đồng nghiệp giúp cô tiết kiệm.
Tuy nhiên, giờ trưa luôn là thời gian cao điểm nhân viên văn phòng đặt đồ ăn nên ứng dụng thường quá tải. Không muốn phải chờ đợi quá lâu, cô thường đặt sớm hơn cả tiếng để kịp nhận hàng trước 12h.
Bảo Châu chỉ đặt đồ ăn bên ngoài hoặc đến các cửa hàng tiện lợi gần công ty trong giờ ăn trưa. |
Những hôm có thời gian, Châu tự nấu cơm mang đi làm. Đồ ăn ở các cửa hàng tiện lợi ngay dưới chân tòa nhà cũng là lựa chọn của cô vì có mức giá rẻ và không phải đi xa.
Nguyễn Trần Hà My (sinh năm 1991) làm việc tại tòa nhà Vincom (Đồng Khởi, quận 1). Việc chủ động ăn uống giúp cô không sa đà vào việc ăn trưa ở trong trung tâm thương mại, rồi dẫn tới shopping, mua những thứ không cần thiết.
"Có vài hôm đi cùng đồng nghiệp, tôi tốn 120.000 đồng cho bữa trưa. Rồi mua thêm 1-2 món quần áo tốn khoảng 600.000 đồng. Sau đó gọi thêm trà sữa tốn 60.000 đồng. Lúc đó thì vui đấy, nhưng cuối tháng, tiền tiêu đội lên cả triệu", My liệt kê.
Tuy vậy, cô cũng nhận thức được nếu chỉ loanh quanh ăn một mình, không giao lưu đồng nghiệp, khách hàng để có thêm mối quan hệ, cô không phát triển được công việc của mình.
"Tôi dành 1 buổi trong tuần để hẹn đối tác, thêm mối quan hệ. Số tiền ăn bữa đó sẽ tính vào một khoản riêng", My kể.
Trần Thắng (30 tuổi, nhân viên công ty đầu tư tại tòa nhà Phú Mỹ Hưng, quận 7) rất ít khi rời công ty vào giờ trưa vì theo anh "cứ bước chân ra khỏi văn phòng là thấy tốn tiền".
Buổi sáng đi làm Thắng luôn mang theo hộp cơm giữ nhiệt và mua sẵn một phần cơm, mì xào hoặc nui để dành ăn trưa. Chỉ những hôm có dịp đặc biệt, anh và đồng nghiệp mới hẹn nhau ăn uống bên ngoài.
"Giá một phần cơm trưa bình dân ở khu này là 50.000-60.000 đồng. Đó là chưa kể ăn xong còn phải uống nước, nhiều khi đồng nghiệp còn rủ rê nhau vào quán cà phê. Tính sơ sơ có khi tốn gần 100.000 đồng cho một bữa trưa. Lâu lâu thì được nhưng ngày nào cũng vậy thì không ổn", Thắng chia sẻ.
Shipper tập trung bên dưới các tòa nhà văn phòng trong giờ nghỉ trưa. |
Tìm mọi cách tiết kiệm
Hồng Minh (27 tuổi, nhân viên truyền thông ở quận 1) đã duy trì việc tự chuẩn bị đồ ăn trưa trong vài năm qua. Hiện tại, cô đi làm 5 ngày/tuần và hầu như luôn mang theo đồ ăn trưa.
"Tiền chi cho thời gian ở văn phòng quá nhiều. Ăn trưa, tráng miệng, ăn vặt... nếu cứ thoải mái, cuối tháng có thể lên tới vài triệu", cô giải thích.
Hồng Minh cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều đồng nghiệp đã lập gia đình của cô cũng đều xây dựng thói quen mang cơm đi làm, hiếm khi mua thức ăn bên ngoài.
"Cơm mang đi thường chỉ có 2-3 món như canh, món mặn, rau. Tự nấu thì không thể cầu kỳ nhưng an toàn, sạch sẽ và đặc biệt là hợp khẩu vị".
Nhân viên văn phòng 27 tuổi cho biết so với ăn uống bên ngoài, tự chuẩn bị thức ăn giúp cô tiết kiệm được khoảng 50% chi phí cho bữa trưa.
"Ở khu trung tâm quận 1, bữa trưa bình dân có giá từ 45.000-60.000 đồng. Nếu tự nấu nướng, tôi chỉ mất khoảng 25.000-30.000 đồng. Ngoài ra, tôi còn tiết kiệm được tiền thức uống vì chỉ dùng nước công ty thay vì ra ngoài và gọi thêm cà phê, trà đá".
Tương tự Hà My (26 tuổi, nhân viên văn phòng tại khu đô thị Sala, TP Thủ Đức) bắt đầu tự chuẩn bị bữa trưa từ năm 2020. Hiện tại, cô vẫn đều đặn mang cơm đến văn phòng 3-4 lần/tuần.
"Khu vực tôi làm việc không có nhiều hàng quán, đồ ăn rất đắt. Bữa trưa có giá 55.000-65.000 đồng/người. Tiệm trà sữa duy nhất có giá 60.000-80.000 đồng/ly. Cà phê cũng thế, 50.000-70.000 đồng. Nếu đặt đồ ăn bên ngoài thì rẻ hơn, nhưng chờ đợi rất khổ sở. Vì vậy tôi quyết định nấu cơm mang đi làm", My cho hay.
Thông thường, với 500.000 đồng, My có thể mua đồ ăn trưa cho khoảng 2 tuần.
Bữa trưa sẽ là thời điểm thích hợp để hiểu hơn về tính cách của những người đồng nghiệp, từ đó có những cách tiếp cận khác nhau để công việc trôi chảy hơn. Ảnh: Phương Lâm. |
Theo các chuyên gia tài chính, cùng với giá xăng tăng cao, thực phẩm đắt đỏ là một trong những khó khăn của giới văn phòng.
"Họ có thể là nhóm có thu nhập khá, nhưng không giàu có tới mức chi tiêu thoải mái. Số tiền bỏ ra trong giờ làm, nếu không kiểm soát, có thể rất tốn kém, trong khi lương của nhóm văn phòng ít thay đổi", The Wall Street Journalviết.
Một mặt khác, việc không thể đi ăn trưa cùng đồng nghiệp vì giá cả tăng cao có thể gây căng thẳng cho các mối quan hệ trong công việc. Việc từ chối lời rủ đi ăn trưa từ đồng nghiệp do hạn chế về tài chính sẽ thay đổi cách giới văn phòng gặp gỡ và trò chuyện với nhau.
"Rất nhiều ý tưởng công việc và thông tin được chia sẻ trong giờ trưa. Bữa ăn giữa ngày có thể là nơi giúp bạn hiểu đồng nghiệp đang gặp vấn đề gì, nghe sếp chia sẻ dự định mới, hoặc đơn giản là một cơ hội kết nối hội nhóm", Ruchika Tulshyan, đồng sáng lập của Candour, công ty tư vấn về đa dạng hóa và hòa nhập nhân viên, cho biết.
Theo chuyên gia này, bữa trưa sẽ là thời điểm thích hợp để hiểu hơn về tính cách của những người đồng nghiệp, từ đó có những cách tiếp cận khác nhau để công việc trôi chảy hơn.
"Suy cho cùng, mọi công việc đều có thể trơn tru hơn nếu bạn giao tiếp một cách hiệu quả", bà cho biết.
Chuyên gia này cho rằng cách tốt nhất để bữa trưa không gây căng thẳng cho ví tiền là dù bạn ăn gì, hãy tổ chức ăn cùng nhau.
"Đừng họp vào giờ ăn trưa, và bạn cần nói người khác biết rằng đây là giờ ăn, không phải giờ họp, đừng hẹn họp vào lúc này. Cố gắng kết nối, chia sẻ và gần gũi hơn với mọi người. Cuối cùng, có thể cùng góp một khoản tiền nhỏ với phòng ban để ăn trưa cùng nhau 1 buổi trong tuần. Như vậy, bạn vẫn được gặp gỡ đồng nghiệp, nhưng cũng giảm áp lực tiền bạc cho những bữa trưa khác", Ruchika Tulshyan đưa lời khuyên.
Theo Zing