Cảnh khó tin ở phố cà phê đường tàu sau vụ cô gái lao ra đường ray_đội tuyển bóng đá quốc gia montenegro
Dù đầu đoạn đường có biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: không tập trung đông người,ảnhkhótinởphốcàphêđườngtàusauvụcôgáilaorađườđội tuyển bóng đá quốc gia montenegro không ngồi trên đường sắt, không kê ghế ở hai bên đường sắt nhưng theo ghi nhận, trưa ngày 23/6, du khách vẫn dễ dàng ra vào khu vực "phố cà phê đường tàu", đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.
Nhiều người thản nhiên di chuyển giữa khu vực đường ray và tạo dáng chụp ảnh.
Trước thời điểm tàu chạy qua khoảng 45 phút, các cửa hàng đông kín du khách. Những quán có tầng hai với góc nhìn đẹp, khách ngồi kín chỗ từ trước đó 1-1,5 tiếng.
Khoảng 15 phút trước giờ tàu chạy qua, tại khu vực này xuất hiện lực lượng chức năng, liên tục tuýt còi cảnh báo du khách tránh đi lại trên khu vực đường ray. Các hàng quán cũng dọn dẹp bàn ghế, nhắc nhở khách đứng vào phía trong hiên nhà. Du khách nghiêm túc thực hiện quy định để đảm bảo an toàn.
11h45 phút, khi có tín hiệu thông báo đoàn tàu sắp qua, hàng trăm du khách háo hức, chuẩn bị sẵn thiết bị ghi hình. "Tôi tới đây từ 9h30. Người dân giới thiệu 11h45 sẽ có tàu chạy qua. Tôi rất muốn quay lại hình ảnh này nên sẵn sàng chờ đợi 2 tiếng, dù thời tiết có lúc mưa, lúc nắng khá khó chịu", một nữ du khách người Nga chia sẻ.
Cô cũng cho biết, cô vào khu phố này dễ dàng, không có ai ngăn cản. "Tôi đọc một số bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch và được biết, nhiều thời điểm, khu phố này ngăn cản khách vào thăm. Nhưng hôm nay, có vẻ tôi may mắn", nữ du khách nói.
Cách đây một tuần, mạng xã hội lan truyền đoạn video một nữ du khách liều mình nhảy ra giữa đường ray tạo dáng, khi chiếc tàu hỏa đang lao tới rất gần. Địa điểm chính là khu "phố cà phê đường tàu" này. Rất may, một người đàn ông đứng bên đường vội vã lao tới ngăn cản, kịp thời đẩy nữ du khách vào vỉa hè. Đoạn video ngắn khiến nhiều người xem "hú vía".
Sau đoạn video ghi lại hành động quá nguy hiểm của nữ du khách, nhiều người cho rằng cần phải "khai tử" phố cà phê đường tàu vì nơi đây tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, mất an toàn giao thông đường sắt.
Theo một chủ quán tại đây, vài ngày sau vụ việc, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhất là vào gần giờ tàu chạy qua. "Chúng tôi kinh doanh nhiều năm và thấy hành động như nữ du khách đó là hi hữu. Bản thân chúng tôi cũng mong chính quyền có phương án quy hoạch, quản lý phù hợp để khu phố này vừa an toàn, vừa hoạt động đón khách", chủ quán này cho biết.
Phố cà phê đường tàu, đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) là địa điểm thu hút đông du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây từng nhiều lần xuất hiện trên các trang du lịch nước ngoài.
Từ ngày 15/9/2022, cơ quan chức năng tiến hành lập rào chắn, chốt chặn hai đầu lối vào phố cà phê đường tàu nằm trên đường Trần Phú và Phùng Hưng, sau văn bản yêu cầu "xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán, chụp ảnh tại các tụ điểm cà phê đường tàu" của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tháng 4/2023, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị dừng đưa khách đến phố cà phê đường tàu, tuy nhiên nhiều du khách vẫn tự tìm đến đây.
Tháng 8/2023, quận Hoàn Kiếm chỉ đạo thực hiện nghiêm văn bản số 1612. Văn bản yêu cầu tăng cường xử lý các hành vi vi phạm kinh doanh trong hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quận.
Quận Hoàn Kiếm yêu cầu các phường Hàng Bông, Cửa Nam, Cửa Đông, Hàng Mã, Đồng Xuân tuyên truyền vận động các hộ dân sinh sống tại khu vực hành lang giao thông đường sắt chấp hành nghiêm Luật Đường sắt, đảm bảo an ninh, an toàn hành lang giao thông đường sắt.
Đồng thời, tổ chức lực lượng trực chốt, đảm bảo đình chỉ có hiệu lực tất cả các hộ đang kinh doanh vi phạm theo quy định của pháp luật và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh vi phạm quy định hành lang an toàn giao thông đường sắt, để du khách vào ăn uống, quay phim, chụp ảnh trong khu vực này.
Minh Khôi
'Thót tim' cảnh nữ du khách lao ra đường ray khi tàu hỏa gần tiến đến ở Hà NộiĐoạn video một nữ du khách liều mình nhảy ra giữa đường ray tạo dáng, khi chiếc tàu hỏa đang lao tới rất gần được ghi lại tại khu vực "phố cà phê đường tàu" thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.