Chưa từng xuất hiện điểm B trong bảng điểm
Quê ở Hải Phòng,ủkhoabiếtngoạingữđạtđiểmtuyệtđốicủaĐHNgoạithươgiải new zealand Hòa vốn là cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Trần Phú.
Trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29,5, trong đó có 3 điểm cộng nhờ vào thành tích đoạt giải Nhì cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia, Hòa cho biết “đó là niềm vui tột cùng”, bởi Ngoại thương không chỉ là giấc mơ của em mà còn là mơ ước của người chị gái hơn em 7 tuổi.
“Chị em từng thi trượt vào ngành Kinh tế đối ngoại – vốn là đam mê được chị ấp ủ trong suốt những năm cấp 3. Em từng nghe chị kể rất nhiều, cả về những câu lạc bộ hay sự năng động của sinh viên trong trường. Vì thế, em rất mong muốn được theo học ngôi trường này”.
Từng nhiều năm làm lớp trưởng và liên đội trưởng thời phổ thông, nhưng khi bước chân vào môi trường năng động như Ngoại thương, nữ sinh 18 tuổi vẫn cảm thấy bị “choáng ngợp”.
“Lên đại học, em cảm thấy ‘sốc’ vì có quá nhiều người năng động, giỏi giang, thậm chí startup ngay từ khi học đại học. Khi ấy, em thấy mình thật nhỏ bé”.
Dù chưa bao giờ từng nghĩ “mình phải trở thành người giỏi nhất”, nhưng nữ sinh luôn cảm thấy có phần áp lực. “Em nhận ra rằng, chỉ học giỏi thôi là chưa đủ”, Hòa nói.
Nguyễn Thị Minh Hòa, thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương
Cũng từ ấy, nữ sinh bắt đầu vạch ra mục tiêu rõ ràng hơn. Hòa tham gia vào các hoạt động tập thể, kết bạn nhiều hơn với những người bạn trong và ngoài khoa. Cho rằng “không nhất thiết phải vùi đầu trong sách vở”, nhưng theo nữ sinh, bản thân cần phải biết tận dụng thời gian một cách hiệu quả và thông minh.
“Em không học ở nhà quá nhiều, nhưng thời gian trên lớp phải tập trung tuyệt đối. Em luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi. Trước mọi vấn đề, em luôn tự hỏi bản thân trước. Không thể giải quyết được, em lại đem đi hỏi bạn bè và thầy cô”.
Cũng nhờ việc luôn “đào xới” tận cùng vấn đề nên với những kiến thức trên lớp, Hòa nắm bắt rất nhanh và sâu. Hết năm nhất, với 100% các môn đạt điểm A, Hòa được bạn bè gọi bằng cái tên “Hòa 4.0”.
.
Những học kỳ tiếp theo, Hòa tiếp tục giành trọn vẹn mọi điểm A nhờ những chiến lược học tập bài bản.
“Em có một nhóm bạn thường xuyên chia sẻ tài liệu học tập cho nhau trước mỗi kỳ thi. Nếu chỉ tìm kiếm một mình, có lẽ em sẽ không tìm được nguồn tài liệu phong phú như thế”.
Bên cạnh đó, theo Hòa, khả năng thuyết trình và phản biện cũng là yếu tố giúp mình đạt được kết quả tốt.
Nỗ lực ngay từ “điểm chuyên cần”
Một “bí kíp” khác giúp Hòa đạt 4.0/4.0 ở tất cả các môn là nữ sinh luôn nỗ lực ngay từ 10% điểm chuyên cần.
“Nhiều người bạn em biết luôn có suy nghĩ rằng “Thôi để đến cuối kỳ rồi cố gắng một thể”. Nhưng thật ra, để đạt được điểm A, mình phải cố gắng từng chút, dù là 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ hay 60% điểm cuối kỳ đi chăng nữa”.
Vì thế, trong suốt 4 năm học, nữ sinh gần như không nghỉ bất kỳ buổi nào.
Hòa tham gia nhiều hoạt động từ thiện
Kết thúc năm 3, với kết quả học tập xuất sắc cùng nhiều thành tích ngoại khóa, Hòa đã giành học bổng AIMS dành cho sinh viên Đông Nam Á, trở thành 1 trong 4 sinh viên được đến Hàn Quốc học trao đổi trong 4 tháng.
Vẫn giữ thái độ chủ động và học tập có kế hoạch, Hòa đã đạt số điểm cao nhất trong toàn khóa học tại Hàn.
Đoạt giải Nhất bán kết cuộc thi "Tìm kiếm Tài năng trẻ Logistics"
Mặc dù quá trình học tập suôn sẻ và mọi thứ đều diễn ra như đúng mục tiêu, nhưng nữ sinh Ngoại thương vẫn không dám tin mình lại trở thành thủ khoa của trường.
“Thời gian đợi điểm khóa luận tốt nghiệp em rất run. Càng về cuối, em càng kỳ vọng nhiều hơn. May mắn, mọi thứ đã diễn ra như kỳ vọng”, nữ thủ khoa nói.
Biết 4 thứ tiếng, làm việc trong tập đoàn đa quốc gia
Hiện tại, Hòa đang làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực xuất nhập khẩu linh kiện điện tử. Hòa có được vị trí này ngay từ khi đang học năm thứ 4.
Biết công ty đang tìm kiếm nhân sự, nữ sinh đã chủ động tìm hiểu thông tin và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để ứng tuyển. Là ứng viên nhỏ tuổi nhất, Hòa phải cạnh tranh với nhiều “đối thủ nặng ký” khác qua các vòng thi.
“Có thể em không phải là người nhiều kinh nghiệm nhất, nhưng em luôn cố gắng thể hiện những kỹ năng của bản thân hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của công việc này.
Rất may, giám khảo đánh giá em có sự “trung thực và cầu tiến”. Đó có lẽ là yếu tố khiến nhà tuyển dụng chấp nhận một ứng viên khi chưa có bằng đại học như em”.
Nữ thủ khoa Ngoại thương có thể sử dụng 4 ngôn ngữ khác nhau là tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung và tiếng Anh.
Tháng 9 tới, Hòa sẽ nhận bằng tốt nghiệp. Nữ sinh dự định sẽ đi làm tích lũy kinh nghiệm trước khi đi du học. Quốc gia cô muốn tới là Bỉ và Hà Lan – nơi có ngành học Logistics rất phát triển.
Thúy Nga
Sinh ra tại Nông Cống (Thanh Hoá) trong gia đình thuần nông, nhiều người nói với Vân: “Học đại học xong sau này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, sao không đi xuất khẩu lao động luôn?”