Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện miền núi Nam Đông,ừaThiêti le nha cai A Lưới và 3 huyện, thị xã gồm Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà có đồng bào dân tộc thiểu số với hơn 54.000 nhân khẩu là người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hy…, chiếm 4,9% dân số toàn tỉnh.
Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chỉ số chất lượng dân số, tuổi thọ thấp hơn bình quân cả nước. Sự chênh lệch này một phần do điều kiện đời sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế. Tình trạng du canh du cư tự phát, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến.
Để nâng cao chất lượng dân số cho người dân miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, Huế thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường sống, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng hiện thực hóa các hoạt động cụ thể chăm sóc sức khỏe người dân tại đây, bám sát nội dung Dự án 7 Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025.
Mới đây, huyện A Lưới tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi; Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Đây là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong các huyện nghèo của cả nước. Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2022 ước khoảng gần 54.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm trên 77%.
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2023, toàn huyện có 13 trường hợp tảo hôn, giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ và không xảy ra trường hợp kết hôn cận huyết thống. Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn vẫn còn cao so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và có xu hướng gia tăng đột biến tại một số xã như Trung Sơn, Hồng Hạ.
Để giải quyết tình trạng này, ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho rằng cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động về khám sức khỏe người cao tuổi, chú trọng công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống.
Cùng đó, theo ông Hải, cần tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số nhanh và kịp thời. Nghiêm túc xử lý vi phạm các hành vi vi phạm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để chăm lo cho sức khỏe người dân vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Nam Đông cũng triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.
Tham dự chương trình, người cao tuổi ở huyện không chỉ được phổ biến kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe mà còn được khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.
Chiến dịch nhằm cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được phát hiện sớm các bệnh lý, để có kế hoạch lập sổ theo dõi, chăm sóc phù hợp, giúp các cụ sống vui, sống khỏe; nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Kết quả có 75% người cao tuổi được khám sức khỏe và được truyền thông, tư vấn trực tiếp. Gần một nửa số người cao tuổi tham gia khám sức khỏe được xét nghiệm nhanh đường huyết; có 41,7% người cao tuổi bị tăng huyết áp; gần 10% người bị đái tháo đường và 19,6% người bị bệnh khác.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ để triển khai có hiệu quả nội dung Dự án 7, cơ quan này đã phối hợp với các ban, ngành liên quan, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh đầu tư cũng như củng cố mạng lưới y tế. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu như tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Theo Sở Y tế Thừa Thiên Huế, sau thời gian triển khai các chính sách, dự án đầu tư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 87,5% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, trên 55% số hộ gia đình sử dụng nước sạch…
Nguyên nhân khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở miền núi, dân tộc còn caoTỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là gần 30%.