Đầu tư ứng dụng AI vào đời sống, GMO_lịch đá pháp

Tối 22/10,ĐầutưứngdụngAIvàođờisốlịch đá pháp trong khuôn khổ chuỗi sự kiện CNTT được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Đà Nẵng, đã diễn ra lễ vinh danh và trao giấy chứng nhận cho “50+10 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2019”.

Năm nay là năm thứ hai VINASA đưa hạng mục giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu” vào bình chọn. Ngoài thành tích nổi bật về nhân sự, doanh thu thì tiêu chí quan trọng nhất để các doanh nghiệp góp mặt trong danh sách này chính là việc tập trung đầu tư xây dựng năng lực công nghệ mới và tham gia vào quá trình chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản phẩm - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình trao chứng nhận "Top 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu 2019" cho đại diện Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM.

Theo danh sách mới được VINASA công bố và vinh danh, cùng với các doanh nghiệp công nghệ khác như Viettel, VNPT, MobiFone, MISA, FSI, TMA…, GMO-Z.com RUNSYSTEM đã lần đầu lọt vào “Top 10 doanh nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu”. Bên cạnh đó, năm nay cũng ghi dấu năm thứ tư liên tiếp GMO-Z.com RUNSYSTEM có tên trong “Top 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam”.

GMO-Z.com RUNSYSTEM là doanh nghiệp công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực chính gồm dịch vụ sản xuất phần mềm cho thị trường Nhật Bản; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ mới; kiểm thử phần mềm; tư vấn và cung cấp các giải pháp CNTT; dịch vụ hạ tầng Internet.

Thời gian qua, bên cạnh việc đảm bảo mức tăng trưởng đều đặn trong lĩnh vực phần mềm, giải pháp dịch vụ CNTT, GMO-Z.com RUNSYSTEM đã chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển các phần mềm, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ mới AI, RPA (Robotics Process Automation), IoT…

Để luôn bắt kịp xu thế phát triển, ứng dụng công nghệ vào thực tiễn xây dựng các hệ thống, phần mềm CNTT, từ năm 2013 GMO-Z.com RUNSYSTEM đã thành lập bộ phận R&D để nghiên cứu các công nghệ/kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất phần mềm.