Quảng Nam ‘gỡ vướng’ trong chuyển đổi số và Đề án 06_bóng đá cá cược hôm nay

Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06 do UBND tỉnh tổ chức chiều 16/7.

Anh 1.b.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: N.X

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, địa phương đã phê duyệt danh mục dịch vụ công (DVC) trực tuyến gồm 1189 DVC toàn trình và 578 DVC một phần; đồng thời đã tích hợp 1248 DVC trực tuyến vào Cổng DVC quốc gia. Cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), trong đó có 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông.

Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công ngày càng được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là 11 dịch vụ công thiết yếu của lực lượng Công an chủ trì, nhiều thủ tục có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%.

100% UBND cấp xã đã được phân quyền để tiếp nhận và xử lý hồ sơ; với tổng số tài khoản là 1.144 tài khoản...

Nhiều kết quả tích cực

Trong 6 tháng đầu năm, công an tỉnh Quảng Nam đã chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả việc khai thác ứng dụng ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh trên các lĩnh vực ngân hàng, y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, thuế và nhiều lĩnh vực khác; đẩy mạnh triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt…

Điển hình, trên lĩnh vực y tế, đến nay, 100% các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn CCCD gắn chip.

Kết quả rà soát tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn đạt tỷ lệ quét mã QR Code CCCD thành công đạt 99,52%. Toàn tỉnh đã có 303/303 (chiếm tỷ lệ 100%) cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD.

Công an tỉnh cũng đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế với mã số định danh cá nhân. Đến nay đã thực hiện rà soát 163.642 MST/tổng số 163.642 MST lần đầu, đạt tỉ lệ 100%, trong đó đã khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 104.880 MST/163.642 MST đạt tỉ lệ 64%.

Đến nay, công an đã thu nhận 273 hồ sơ cấp căn cước cho công dân dưới 6 tuổi; 1.110 hồ sơ cấp căn cước cho công dân dưới 14 tuổi; 4.622 hồ sơ cấp căn cước cho công dân từ đủ 14 tuổi.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ trong thời gian tới…

Anh 2 (5).jpg
Thượng tá Hồ Song Ân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NC

Theo Công an tỉnh Quảng Nam, đối với nhóm tiện ích phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp DVC trực tuyến, VNeID là tài khoản duy nhất đăng nhập vào Cổng DVC nên gây khó khăn trong việc nâng cao tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến. Đối với nhưng người dân chưa có tài khoản định danh do các nguyên nhân như: không có sim chính chủ, không dùng thiết bị thông minh… dẫn đến không thể phát sinh hồ sơ DVC trực tuyến.

Ngoài ra, việc thực hiện chi trả an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt chưa thực sự hiệu quả, đạt tỷ lệ không cao do nhiều nguyên nhân: nhu cầu người dân lớn tuổi được hưởng các chế độ vẫn mong muốn nhận tiền mặt, hạ tầng chưa đảm bảo…

Một số nhiệm vụ của Đề án 06 triển khai chậm như số hoá dữ liệu hộ tịch; việc thu thập, cập nhật dữ liệu người lao động chưa hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra hoàn thành trong quý II/2024.

Hiện nay còn khoảng 18 nghìn dữ liệu bảo hiểm xã hội (tỷ lệ 1%) chưa đối khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế với mã định danh cá nhân chưa hoàn thành (còn khoảng 40.000 dữ liệu). Hạ tầng IOC của tỉnh chưa có phương án kết nối với hệ thống CSDL Quốc gia về dân cư nên chưa thể triển khai được nhóm phân tích dữ liệu phục vụ lãnh đạo, điều hành các cấp.

Người đứng đầu cần có giải pháp linh hoạt

Anh 3.b.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu. Ảnh: N.X

Kết luận hội nghị, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thống nhất với đề xuất hợp nhất 3 ban chỉ đạo về cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện và giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ thực hiện các thủ tục liên quan.

Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu các địa phương cần triển khai và kiến nghị các văn bản chỉ đạo của tỉnh, trung ương về chuyển đổi số và Đề án 06. Trong đó cần chú ý về kinh phí thực hiện; sớm hình dung những đầu việc để kiến nghị kinh phí thực hiện cho năm tới.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ứng dụng các tiện ích của chuyển đổi số và Đề án 06; tăng cường kiểm soát, đánh giá việc triển khai của cơ sở; quan tâm, chủ động đầu tư về hạ tầng, nhất là cáp quang, sóng di động, lắp đặt camera an ninh đồng bộ…

Đồng thời các sở, ban ngành cần phải chủ động giải quyết những vấn đề chậm, vướng mắc liên quan đến bảo mật an toàn thông tin, giải ngân kinh phí, xây dựng cơ sở dữ liệu…

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần có giải pháp linh hoạt thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, lĩnh vực phụ trách, tất cả hướng đến việc tạo thuận tiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, trong phạm vi trách nhiệm, cần phối hợp làm việc giữa các sở, ngành với nhau để tháo gỡ, không nên chờ đợi tỉnh.

Nguyễn Nam - N.Hiền