Cách giảm tiêu thụ muối trong gia đình_ltdbd hom nay
Có nhiều cách giảm lượng muối ăn hàng ngày tại gia đình rất thiết thực như từng bước giảm lượng muối nêm vào món ăn,áchgiảmtiêuthụmuốitronggiađìltdbd hom nay không để lọ rắc muối hoặc nhiều loại nước chấm có muối trên bàn ăn, hạn chế việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ mặn…
Từ lâu, muối ăn được sử dụng như một gia vị thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc ăn thừa muối hay natri sẽ gây tổn thương thận, hệ tim mạch và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đạm…
Việc ăn thừa muối hay natri cũng làm tình trạng bệnh suy tim, suy thận, tăng huyết áp xấu hơn. Để ngừa và điều trị các bệnh mãn tính này, WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã khuyến nghị người dân chỉ nên tiêu thụ tối đa 2g natri tương đương 5g muối/ngày.
Người dân Việt Nam đang có thói quen ăn mặn, hiện mức sử dụng muối trung bình lên đến 9.4g muối/người/ngày, cao hơn 2 lần khuyến nghị sử dụng muối ăn của WHO. Do đó, việc giảm lượng muối ăn hàng ngày là một trong những chiến lược quan trọng trong “Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm 2015 - 2025” của Bộ Y tế.
Hiện tại, có nhiều biện pháp người dân có thể tham khảo để giảm lượng muối ăn hàng ngày tại gia đình một cách hiệu quả và thiết thực, bao gồm: Từng bước giảm lượng muối nêm vào món ăn; Không để lọ rắc muối hoặc nhiều loại nước chấm có muối trên bàn ăn; Hạn chế việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ mặn; Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp….
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, nếu giảm muối, món ăn thường nhạt nhẽo, không ngon miệng, khiến cho nhiều người cảm thấy rất khó khăn trong việc duy trì chế độ ăn này. Do đó, việc đưa ra một chế độ ăn giảm muối trong khi không ảnh hưởng đáng kể tới vị ngon là cực kỳ quan trọng.
Để giải quyết bài toán nan giải này, các nhà khoa học gợi ý một hướng tiếp cận hoàn toàn mới. “Chiến lược giảm muối tiêu thụ tại Mỹ” của Viện Y khoa Hoa Kỳ đề xuất rằng, có thể duy trì vị ngon của thực phẩm với một hàm lượng natri thấp hơn, khi thay thế một phần muối bằng bột ngọt. Cơ sở của đề xuất này ở chỗ, bột ngọt có khả năng tăng vị ngon cho món ăn ít muối với lượng natri đóng góp vào món ăn không đáng kể.
Cụ thể, mặc dù có chứa natri nhưng lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 lượng natri trong muối ăn và bột ngọt chỉ được sử dụng ở một lượng nhỏ so với muối ăn. Nghiên cứu của Yamaguchi (1984) về mối tương quan giữa lượng muối ăn và lượng bột ngọt sử dụng tới mức độ ngon miệng của thực phẩm cũng cho thấy, khi sử dụng kết hợp một lượng bột ngọt thích hợp, có thể giảm tới 20 - 30% lượng muối sử dụng mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm.
Giải pháp sử dụng bột ngọt để duy trì vị ngon cho những thực phẩm ít muối cũng là một trong những khuyến nghị của Bộ Y tế trong tài liệu “Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng” năm 2015.
Như vậy, thông thường để duy trì chế độ ăn ít muối, chúng ta thường có xu hướng cắt giảm hoàn toàn những thực phẩm có chứa natri. Tuy nhiên, với lượng natri đóng góp không đáng kể vào món ăn, bột ngọt có thể được sử dụng như một phương cách hiệu quả để giúp giảm tiêu thụ muối/natri trong khẩu phần ăn, giúp duy trì chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
ThS. BS. Lê Thị Ngọc Vân
(Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện 115)