Theảkhếcónhiềutácdụngtrịbệnhtốtsứckhỏenhưngaikhôngnênălich thi đấu yo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội),theo Đông y quả khếcó vị chua, tính bình, có thác dụng thanh nhiệt, giải khát, trừ phong, tiêu viêm, lợi tiểu, long đờm. Khế còn chứa những yếu tố vi lượng như canxi, sắt, natri, phốt pho, kali. Khế chứa rất nhiều vitamin như A, C, B1, B2.
Khế được người dân sử làm thực phẩm như nấu ăn, làm các món gỏi, món trộn hoặc ăn bình thường. Ngoài ra, khế còn có thể sử dụng chữa nhiều bệnh nhất là các bệnh về hô hấp.
Bác sĩ Phương cho biết bạn có thể dùng khế trị ho, đau họng. Cách làm rất đơn giản dùng 1-2 quả khế ép nước uống trong 3 đến 5 ngày. Khi dùng, nên chọn khế tươi, ngon, không bị dập.
Đối với bệnh cảm cúm, khi có các dấu hiệu ho, hắt hơi, đau nhức mình mẩy, sốt nhẹ bạn có thể dùng khế đem nướng rồi vắt lấy nước cốt. Lấy khoảng 50ml rượu trắng hòa cùng với nước ép khế rồi uống 1-2 lần. Bạn nên làm liên tiếp khoảng 3 ngày để giảm triệu chứng của cảm cúm.
Ngoài ra, khế còn được dùng trị bí tiểu. Cách dùng: Lấy khoảng 7 quả khế, cắt lấy 1/3 phần cuống quả cho vào nấu với 600ml nước. Sắc cô đặc còn khoảng 300ml và để nước sắc nguội rồi uống. Lưu ý, uống lúc nước ấm. Bạn có thể dùng thêm khế và tỏi giã nát trộn vào nhau đắp lên rốn.
Bác sĩ Phương cho biết khi dùng để làm các bài thuốc trị ho, cảm cúm nhưng không nên lạm dụng. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm bạn nên tới các cơ sở y tế để khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết quả khế còn được dùng ngâm cùng đường phèn uống vừa tốt cho xương khớp và thanh lọc phổi.
Cách làm: Lấy đường phèn cho thêm nước vào nấu sôi lên cho tan đường hoặc để cả viên. Khế chua rửa sạch gọt tai, chẻ dọc hay chẻ ngang. Tỷ lệ 1kg khế ngâm chung với 200gam đường phèn. Thêm một lớp khế sau đó đến một lớp đường hoặc cho nước đường pha sẵn. Lưu ý, khi ngâm nên cho thêm vài lát gừng mỏng.
Cũng theo bác sĩ Vũ, không chỉ quả mà các bộ phận khác của cây khế đều là bài thuốc trong dân gian.
Lá khế: Theo Đông y có vị chua, chát, tính bình, có công dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, cảm mạo, nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, tiểu khó, ngộ độc. Lá khế được dùng chữa mề đay, mẩn ngứa.
Người dân có thể lấy lá khế để tắm hàng ngày. Cách làm: Nấu 1 nồi nước rồi cho lá khế vào đun sôi từ 3 đến 5 phút. Sau đó để nguội rồi tắm. Cách thứ hai, lấy lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị ngứa hoặc nấu nước lá khế xông hơi. Lá khế giã nát cùng muối hạt ngậm có thể giúp trị viêm họng cấp.
Hoa của cây khế chua cũng được dùng làm thuốc. Cụ thể:
- Trị ho trẻ em: Hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ, cho một ít nước lọc, đun cách thủy, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh. Hằng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống bằng cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho trẻ uống thuốc, bế trẻ sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn.
- Viêm phế quản cấp tính: Dùng hoa khế tươi 30g, gừng (sao) 10g, nấu với 200ml nước sôi 5 phút, để uống lúc còn ấm.
- Chứng nóng lạnh bất thường: 25g hoa khế tươi, sắc với nước uống ngày 2 lần.
Khi ăn khế, bác sĩ Vũ lưu ý không ăn lúc đói bụng vì khế nhiều axit có thể gây tác hại cho dạ dày. Khế cũng giàu oxalate có thể gây sỏi thận. Người có tiền sử sỏi thận không nên ăn nhiều.