Vụ Vạn Thịnh Phát: Nhận 5,2 triệu USD, cựu Cục trưởng vẫn loanh quanh và đổ lỗi_tỷ lệ kèo ma cao
Hôm nay (4/3),ụVạnThịnhPhátNhậntriệuUSDcựuCụctrưởngvẫnloanhquanhvàđổlỗtỷ lệ kèo ma cao phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng lại của viện kiểm sát (VKS) đối với quan điểm bào chữa của các luật sư.
Đại diện VKS cho biết đã trình bày nên không đối đáp về việc luật sư bào chữa và bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát NHNN) cho rằng bị cáo Nhàn tiếp nhận và làm theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra, giám sát NHNN) nên không có thủ đoạn tinh vi, đề nghị xem xét tội nhận hối lộ.
Theo lời khai của bị cáo Nhàn, thông qua bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), bị cáo đã gặp bị cáo Trương Mỹ Lan để thông báo thực trạng tài chính, dư nợ khoản vay các dự án dang dở cao và yêu cầu bà Lan bán tài sản đi để giảm dư nợ xấu xuống.
Bị cáo Nhàn cho rằng bị cáo Văn chủ động đưa tiền cho mình. Tuy nhiên, VKS không đồng ý lời khai này.
Theo VKS, lời khai của bị cáo Văn phù hợp lời khai bị cáo Nhàn, phù hợp lời khai của nhân chứng. Đó là Văn có 4 lần đưa tiền trong suốt quá trình thanh tra.
"Văn mang tiền đến đều trực tiếp nói, trao đổi qua điện thoại với bị cáo Nhàn, nói "tiền chị Lan cảm ơn chị đã giúp đỡ, hỗ trợ SCB". Bị cáo Nhàn không có ý định trả lại tiền. Bởi nếu có ý định như vậy thì ngay lần đầu nhận 200.000 USD, bị cáo đã phải trả lại" - đại diện VKS nêu quan điểm.
Cũng theo đại diện VKS, nếu bị cáo Văn không nhận lại tiền thì bị cáo Nhàn có thể có nhiều biện pháp để trả lại.
"Bị cáo Nhàn không có nhà nhưng vẫn cho Văn lên nhà, cho mật khẩu, thể hiện cho Văn tùy nghi vào nhà. Sau mỗi lần đưa tiền, Văn đều thông báo tiền của bà Lan đưa. Đến lần thứ tư, sau khi ban hành kết quả thanh tra, là bị cáo đã nhận đủ 5,2 triệu USD. Từ năm 2018-2022, bị cáo chia nhỏ số tiền ra gửi nhà người quen, người thân. Cơ quan điều tra đã đến các địa điểm đó, thu lại số tiền phù hợp với lời khai bị cáo" - đại diện VKS dẫn chứng.
Vì vậy, VKS cho rằng bị cáo Nhàn đã quanh co nên đề nghị HĐXX xem xét tình tiết thái độ không thành khẩn.
Nhiều bị cáo được VKS đề nghị giảm án
Đồng thời, đại diện VKS ghi nhận sự thành khẩn của một số bị cáo khác. Theo đó, các bị cáo này ăn năn hối cải, tích cực nộp tiền khắc phục hậu quả. Tổng số tiền khắc phục thêm từ lúc xét xử tính đến hôm nay là hơn 73 tỷ đồng. Nhiều luật sư bào chữa cũng đề nghị bổ sung tình tiết giảm nhẹ cho một số bị cáo.
Cơ quan công tố ghi nhận điều này và đề nghị HĐXX xem xét áp dụng hình phạt mới, giảm nhẹ hơn bản luận tội VKS công bố ngày 19/3.
Đối với bị cáo Trương Huệ Vân, VKS đánh giá bị cáo ăn năn hối cải, trình bày quá trình phạm tội do Trương Mỹ Lan chỉ đạo thực hiện, phụ thuộc và tin tưởng hoàn toàn vào bị cáo Lan. Luật sư cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ là giấy khen, thư cảm ơn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bằng khen của các bộ ngành Trung ương. Bị cáo Vân cũng đã vận động gia đình nộp khắc phục thêm thiệt hại trong giai đoạn sơ thẩm. Vì vậy, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo từ 17-18 năm tù. Trước đó, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Vân 19-20 năm.
VKS cũng ghi nhân sự tích cực của bị cáo Nguyễn Cao Trí và gia đình khi đã khắc phục gần 700 tỷ đồng, trong quá trình phiên toà diễn ra đã nộp thêm 61 tỷ đồng. Tại tòa, luật sư bị cáo cung cấp nhiều tình tiết giảm nhẹ. Do đó, VKS đề nghị áp dụng mức phạt 9-10 năm thay cho mức 10-11 năm trước đó.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc SCB) được đề nghị giảm còn 18-19 năm; Đặng Phương Hoài Tâm được giảm xuống còn 17-18 năm; Hồ Bửu Phương bị đề nghị 18-19 năm; Dương Tấn Trước 13-14 năm; Nguyễn Văn Hưng 11-12 năm; Từ Văn Tuấn 10-11 năm; Nguyễn Phương Anh 18-19 năm.
Với các bị cáo thuộc nhóm thanh tra, giám sát NHNN TP.HCM, VKS đánh giá các bị cáo thành khẩn khai báo, nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi. Tại tòa, luật sư các bị cáo trình bày nhiều lý do dẫn tới khó khăn, làm hạn chế việc giám sát thanh tra. Do đó, VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ với một số bị cáo theo mức hình phạt đề nghị mới.
Cụ thể: bị cáo Nguyễn Thị Phi Loan 5-6 năm; Võ Văn Thuần 6-7 năm; Phan Tấn Trung 6-7 năm; Nguyễn Tín 4-5 năm; Trần Thị Kim Chi giảm còn 5-6 năm; Đỗ Phú Huy 14-15 năm; Bùi Ngọc Sơn 3-4 năm; Cao Việt Dũng 3-4 năm; Nguyễn Phi Long 6-7 năm; Đặng Quang Nguyên 4-5 năm; Lê Khánh Hiền 5-6 năm.